Thứ tư, 29/05/2024, 12:03 PM

Nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, phát triển rừng bền vững

(CL&CS) - Những năm qua các mô hình khuyến lâm được tổ chức thực hiện thành công tại các địa phương trên cả nước đã góp phần giúp người dân các tỉnh miền núi mạnh dạn sản xuất kinh doanh trên đất rừng theo phương thức thâm canh, tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, phát triển rừng bền vững.

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, giá trị tài nguyên rừng không chỉ là nguồn lâm sản mà còn giúp đảm bảo môi trường sinh thái, phát triển bền vững, điều tiết, cung cấp nguồn nước ổn định cho các công trình thủy điện, thủy lợi, giảm phát thải khí nhà kính, tạo cảnh quan thiên nhiên trong phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Giai đoạn 2021-2023, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai 18 dự án khuyến nông lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó, vùng trung du, miền núi phía bắc triển khai 9 dự án.

article

 Nhiều mô hình lâm nghiệp tiêu biểu, giúp người nông dân làm chủ khoa học kỹ thuật (hình minh họa)

Tiêu biểu là các dự án, “Xây dựng mô hình trồng cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm ở một số tỉnh phía bắc”; “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống bạch đàn lai mô được công nhận”; Mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép thuộc dự án “Xây dựng mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép”; “Xây dựng mô hình trồng một số cây lâm sản ngoài gỗ gắn với tiêu thụ sản phẩm”… đạt kết quả, hiệu quả cao.

Chia sẻ với báo chí, ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, ngành lâm nghiệp Việt Nam, tính đến tháng 12/2022, diện tích rừng của nước ta đạt hơn 14 triệu 860 nghìn ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 42% diện tích đất nước. Tốc độ gia tăng giá trị ngành lâm nghiệp đạt bình quân hơn 5%/năm.

Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung giai đoạn 2021-2023 bình quân đạt 20 triệu m3/năm; giai đoạn 2021-2023 cả nước đã thu tiền dịch vụ môi trường rừng được 6.856 tỷ đồng.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 15,7 tỷ USD. Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Đạt được các kết quả trên là nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ về phát triển lâm nghiệp; trong đó đòn bẩy phát triển lâm nghiệp là phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, trồng rừng.

Giai đoạn 2021-2023, Cục Lâm nghiệp đã thẩm định và công nhận theo thẩm quyền 24 tiến bộ kỹ thuật thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó có 16 tiến bộ kỹ thuật về giống; 2 tiến bộ kỹ thuật về nuôi dưỡng rừng; 6 tiến bộ kỹ thuật về chế biến và công nghiệp rừng.

Ngoài ra, để nâng cao giá trị rừng, phát triển rừng bền vững, thời gian tới, nhiều địa phương địa phương sẽ tổ chức các chương trình đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp tỉnh để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại, giới thiệu cơ hội đầu tư... 

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất, chất lượng dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất, chất lượng dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 15:45

(CL&CS)- Kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa dựạ trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025

Bình Dương: Đẩy mạnh tự động hóa, nâng cao năng suất lao động

Bình Dương: Đẩy mạnh tự động hóa, nâng cao năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/06/2024, 15:20

(CL&CS) - Để duy trì đà phát triển, Bình Dương luôn chú trọng đẩy mạnh tự động hóa trong các ngành công nghiệp sản xuất, từ đó không chỉ nâng cao năng suất lao động mà còn giảm thiểu chi phí sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Quản trị nguồn nhân lực xanh trong bối cảnh chuyển đổi số

Quản trị nguồn nhân lực xanh trong bối cảnh chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/06/2024, 14:02

(CL&CS)- Quản trị nhân lực xanh mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích thiết thực không chỉ góp phần quản lý hiệu quả và minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh, kết quả kinh doanh tăng theo chiều hướng tích cực, môi trường được bảo vệ mà còn hỗ trợ giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn và năng suất lao động được tăng cao.