Thứ ba, 03/10/2023, 16:58 PM

Ngăn chặn phương tiện vận chuyển hơn 29 tấn khoảng sản không rõ nguồn gốc tại Bình Thuận

(CL&CS) - Thực hiện Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023 và Kế hoạch phối hợp giữa Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận và Công an tỉnh Bình Thuận, lực lượng chức năng đã phát hiện trên xe ô tô tải vận chuyển khoáng sản, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Theo đó, ngày 26/9/2023 tại KM 1700 QL1A thuộc địa bàn xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế và Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Bình Thuận tiến hành dừng phương tiện xe ô tô tải biển kiểm soát số 86C-138.xx do ông Trần H.H có địa chỉ thôn Thắng Lợi, xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận là người điều khiển.

Tại thời điểm khám, Ðoàn kiểm tra phát hiện trên xe ô tô tải biển kiểm soát số 86C-138.xx đang vận chuyển trên 29 tấn khoáng sản, không có nguồn gốc, xuất xứ; ông Trần H.H không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, giấy tờ mua bán đối với hàng hóa hay bất cứ giấy tờ gì khác liên quan đến số lượng khoáng sản nêu trên.

Ðội Quản lý thị trường số 5 đã tạm giữ phương tiện và toàn bộ hàng hóa nêu trên để tiếp tục thẩm tra, xác minh các tình tiết liên quan đến vụ việc, đồng thời giám định mẫu khoáng sản để tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

Lực lượng chức năng kiểm đếm hàng hóa vi phạm.

Lực lượng chức năng kiểm đếm hàng hóa vi phạm.

Để cá nhân, tổ chức kinh doanh và người dân trên địa bàn tỉnh nắm bắt, tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan nhằm hạn chế vi phạm, góp phần ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, Phòng Thanh tra - Pháp chế thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận trích dẫn một số quy định của pháp luật về kinh doanh khoáng sản như sau:

 Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010 thì khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm: cát các loại; đất sét làm gạch, ngói; đá các loại; cuội, sỏi, sạn …Khoản 2 Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020 quy định kinh doanh khoáng sản là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

- Điều 14 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương quy định:

“Điều 1. Bổ sung Khoản 11 Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP...

11. Điều kiện kinh doanh khoáng sản:

a) Là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;

b) Thương nhân chỉ được kinh doanh khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp.

Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản có nguồn gốc, xuất xứ thuộc một trong các trường hợp sau:

- Được khai thác hoặc khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực;

- Khoáng sản được nhập khẩu theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu;

- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại”

- Luật thương mại 2005 quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật”.

Từ các căn cứ pháp lý trên cho thấy các tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như cát, sỏi, đất để làm vật liệu san lấp, xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh phải thực hiện đăng ký kinh doanh và chỉ được kinh doanh khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp.

Nếu tổ chức, cá nhân mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với khoáng sản có giá trị dưới 1.000.000 đồng, từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với khoáng sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; đồng thời tịch thu tang vật vi phạm hành chính (là khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp) và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Lực lượng Quản lý thị trường Bình Thuận và một số cơ quan, lực lượng chức năng có thẩm quyền kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm nói trên theo đúng quy định của pháp luật.

Để thực hiện nghiêm chức năng, nhiệm vụ được giao, trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận sẽ tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát chặt chẽ; kiểm tra, kiểm soát và xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với hoạt động mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận đề nghị các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện kinh doanh khoáng sản nêu trên, không tàng trữ (cất giữ, cất giấu), tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; không tiếp tay cho hoạt động khai thác khoáng sản trái phép dưới bất kỳ hình thức nào.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận cũng kêu gọi người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện quyền công dân trong việc giám sát, thông báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật về mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp đến Lực lượng Quản lý thị trường Bình Thuận; mọi thông tin công dân cung cấp đều được bảo mật theo đúng quy định của pháp luật, mọi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo đúng quy định hiện hành.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Hà Nội triển khai Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ

Hà Nội triển khai Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc triển khai Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.

Xây dựng lòng tin và đáp ứng nhu cầu tức thời của người tiêu dùng là yếu tố then chốt

Xây dựng lòng tin và đáp ứng nhu cầu tức thời của người tiêu dùng là yếu tố then chốt

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22

(CL&CS) - Có thể thấy, người tiêu dùng Việt Nam luôn tích cực đón nhận và sử dụng các nền tảng mạng xã hội, với mục đích để tiếp cận các thương hiệu mới và tham khoải đánh giá trước khi mua hàng. 71% cho biết đã từng mua sắm thông qua nền tảng này, cao hơn đáng kể so với mức trung bình của khu vực là 56%.

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 15:49

(CL&CS)- Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.