Thứ hai, 26/08/2024, 09:32 AM

Năng suất xanh - công cụ cải tiến năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp

(CL&CS) - Năng suất xanh không chỉ mang lại hiệu quả về năng suất, gắn với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn gắn với yếu tố môi trường, mang lại sự phát triển bền vững trong tương lai.

Với xu thế hiện nay, vấn đề năng suất xanh vô cùng quan trọng với phát triển kinh tế của quốc gia, có thể thấy rằng rất nhiều chính sách của Chính phủ đã định hướng phát triển về năng suất. Đây không chỉ là vấn đề phát triển về nội tại mà là vấn đề thách thức của mỗi doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Khôi – Trưởng Ban Tiêu chuẩn, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, năng suất xanh sẽ giúp phát triển kinh tế - xã hội ổn định hơn và giúp bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu các nhiên liệu hóa thạch sang tái sử dụng nhiên liệu.

Năng suất xanh rất quan trọng thế nhưng cũng là một vấn đề rất áp lực, đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu, trong khi, hiện nay có đến 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy rất khó khăn khi áp dụng các công nghệ liên quan đến năng suất xanh.

Thời gian qua, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia cũng đã có những chính sách về năng suất xanh với khung cơ bản tương đối đã đầy đủ và các cơ chế hỗ trợ ưu tiên doanh nghiệp, bên cạnh đó, đang xây dựng tiêu chuẩn liên quan đến tiêu chí đánh giá, và có khung kỹ thuật bài bản để giúp cho doanh nghiệp áp dụng năng suất xanh.

3

“Thực tế, có rất nhiều cấp độ khi áp dụng các tiêu chí và rào cản kỹ thuật đối với doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa, mỗi lĩnh vực sẽ có tiêu chí riêng, chính vì vậy, chúng tôi đang phát triển các tiêu chuẩn chung trên cở sở tham khảo tiêu chuẩn quốc tế đưa ra yêu cầu từ đầu vào, thiết kế và ban hành, trong đó, tâp trung 4 nhóm lớn: thứ nhất là vấn đề về thép, thứ hai vấn đề chất dẻo, thứ ba vấn đề về điện điện tử, thứ tư là vấn đề nông sản”, ông Khôi nhấn mạnh.

Ngoài ra, để đạt được năng suất xanh phải mỗi doanh nghiệp phải đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng rất nhiều những công nghệ trong hoạt động kinh doanh sản xuất, và để làm được điều này cần kiên trì và phát triển bài bản để tạo dựng cơ hội.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh (Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội), đến thời điểm này, cần có chế tài trong việc áp dụng năng suất xanh. Liên quan đến vấn đề này, tại Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, triển khai ứng dụng các giải pháp năng suất xanh, đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng năng suất xanh... Nhờ đó, việc áp dụng năng suất xanh được đẩy mạnh quyết liệt hơn trong khối doanh nghiệp, góp phần tạo ra các thách thức, sức ép, động lực để khối này ngày càng tham gia nhiều hơn vào chương trình năng suất xanh.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.

Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh

Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17

(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.

4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp

4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06

(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.