Thứ hai, 22/07/2024, 21:17 PM

Nâng cao năng suất nông nghiệp nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

(CL&CS) - Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, giải quyết được vấn đề thiếu hụt nhân lực làm nông nghiệp, xử lý các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của khoa học, công nghệ. Qua đó tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, đồng thời giúp sớm tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.

21-Ảnh

Cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động (NSLĐ) là vấn đề cốt lõi với kinh tế Việt Nam hiện nay, là con đường ngắn nhất để kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, việc bắt kịp năng suất lao động của thế giới trong nền kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng còn nhiều vấn đề phải giải quyết, nhất là lao động có trình độ cao, vốn...

Những năm qua, nông nghiệp được coi là điểm sáng của nền kinh tế, song NSLĐ vẫn là thách thức lớn trong  thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững của ngành. Vì vậy, phát triển nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời mở ra triển vọng to lớn cho xuất khẩu nông sản.

Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra các yêu cầu: Cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp; giải quyết những vướng mắc, hạn chế trong vấn đề về vốn, chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nghề cho nông dân, thay đổi quy trình sản xuất đảm bảo đầu ra cho nông sản... Các chính sách hỗ trợ nông dân, nông nghiệp, nông thôn để xây dựng người nông dân chuyên nghiệp - phát triển nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại…

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Hành trình tôi luyện người nông dân chuyên nghiệp là hành trình không có đích đến, không có điểm dừng vì tri thức nhân loại là một kho tàng vô tận. Không còn con đường nào khác, phải tri thức hóa người nông dân. Chúng ta phải là những người giúp người nông dân tri thức hóa bằng những câu chuyện đời thường, bắt đầu từ những bước đi đầu tiên, những vấn đề nhỏ nhất rồi mới đến vấn đề vĩ mô khác”.

Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 nhấn mạnh: “Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Gắn xây dựng giai cấp nông dân với phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn”.

Nghị quyết 19 cũng xác định: Cần nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, học vấn cho nông dân để đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, làm giàu từ nông nghiệp, nông thôn. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang làm việc ở khu vực công nghiệp, dịch vụ; thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn; thu hút lao động có trình độ cao về làm việc ở nông thôn.

Ứng dụng công nghệ cao là điều tất yếu khi muốn nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Ứng dụng công nghệ cao là điều tất yếu khi muốn nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định, ứng dụng công nghệ cao là điều tất yếu khi muốn nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững. 

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, giải quyết được vấn đề thiếu hụt nhân lực làm nông nghiệp, xử lý các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của khoa học, công nghệ. Qua đó tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, đồng thời giúp sớm tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân. 

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp sẽ giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tình trạng mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo sự cạnh tranh của sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, khoa học công nghệ tiếp tục là then chốt trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới. Theo ước tính, khoa học công nghệ đã đóng góp  trên 35% vào thành công trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua. Chính nhờ khoa học công nghệ mà tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp luôn duy trì ở mức cao, góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của cả nước. Chính vì vậy, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững là rất quan trọng. 

Hiện nay, có khoảng 290 doanh nghiệp nông nghiệp đang ứng dụng công nghệ cao. Khoảng 690 vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó có trên 70% đạt tiêu chí vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Có gần 2.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao. Đó là những thành tựu của công nghệ cao ứng dụng vào nông nghiệp. 

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Bộ đã kết hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và PTNT để triển khai các biện pháp về khoa học, công nghệ, về đổi mới, sáng tạo, đặc biệt là công nghệ cao, làm thế nào để có ứng dụng, đạt hiệu quả cao nhất cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bộ trưởng cũng cho hay, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp vẫn còn nhiều rào cản, đặc biệt cần nguồn vốn rất lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất, đào tạo nhân lực,… tiếp cận nguồn vốn cũng còn khó khăn. Giải pháp sắp tới là hoàn thiện các cơ chế, chính sách để khắc phục những khó khăn, hạn chế đã nêu trên.

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng khoa học công nghệ để tiếp tục nâng cao năng suất và duy trì chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường

Áp dụng khoa học công nghệ để tiếp tục nâng cao năng suất và duy trì chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 14:15

(CL&CS) - Vừa qua,Tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch để hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, qua đó giúp doanh nghiệp áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0.

Thúc đẩy đầu tư phát triển hiệu quả, bền vững, giống cây trồng chất lượng cao

Thúc đẩy đầu tư phát triển hiệu quả, bền vững, giống cây trồng chất lượng cao

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 13:53

(CL&CS) - Đồng Nai có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng... để phát triển sản xuất nông nghiệp hướng tới xuất khẩu. Trong đó tập trung phát triển nguồn giống chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng suất, chất lượng của cây trồng, xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là định hướng phát triển lâu dài và hiệu quả.

Đồng Tháp: Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp

Đồng Tháp: Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ ba, 17/09/2024, 14:29

(CL&CS)- Để nâng cao nâng cao năng suất, chất lượng cho doanh nghiệp, các sở, ngành tỉnh khuyến khích DN đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ nhiều hơn, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.