Thứ tư, 24/07/2024, 14:36 PM

Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp

(CL&CS) - Để từng bước nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thái Nguyên, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tích cực khuyến khích các tổ chức, HTX, nông dân ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp sản xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...

Ông Nguyễn Tá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Trên lĩnh vực trồng trọt, Chi cục triển khai dự án ứng dụng khoa học - kỹ thuật xây dựng mô hình trồng chè, lúa theo quy trình VietGAP; thâm canh giống ngô, lúa mới; canh tác 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm; mô hình IPHM (phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp)… qua đó giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí đầu tư, hạn chế sâu bệnh trên cây trồng, cũng như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

ky-thuat-chan-nuoi-ga-con-

Mô hình chăn nuôi gà con ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại mang lại giá trị cao cho người chăn nuôi

Trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, ngành nông nghiệp đã tích cực định hướng phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương trong tỉnh để xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Cùng với đó, ngành nông nghiệp đã triển khai nghiên cứu xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp trong toàn tỉnh.

Gia đình anh Vũ Thành Đĩnh (ở xóm Đồng Vĩ, xã Bàn Đạt, Phú Bình) cũng huyển từ chăn nuôi gà theo hướng truyền thống sang sử dụng đệm lót sinh học sau khi tham gia một số lớp tập huấn về ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật do huyện, tỉnh tổ chức. Hiện, anh đang áp dụng trên diện tích chuồng trại rộng hơn 200m2, quy mô mỗi lứa 2.500 con gà ri lông đỏ.

"Từ khi dùng đệm lót sinh học, chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, đàn gà khỏe mạnh, hạn chế tối đa được các loại bệnh thông thường. Do nhà ở của gia đình nằm gần chuồng trại nên việc dùng đệm lót sinh học rất phù hợp, giúp giảm mùi hôi làm ảnh hưởng sinh hoạt" - anh Đĩnh chia sẻ.

Xóm Đồng Vĩ hiện có 179 hộ thì trên 60% gia đình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa, với 150 con trâu, bò; trên 30.000 con gia cầm và 1.000 con lợn. Ông Nguyễn Hữu Đạt, Trưởng xóm Đồng Vĩ nhận xét: Ưu điểm của việc áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi là giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh trên đàn vật nuôi. 

Nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp; thúc đẩy sản xuất hàng hóa, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, các huyện, thành phố tổ chức đào tạo, tập huấn, triển khai thực hiện các dự án, mô hình trình diễn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Ông Hà Trọng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chia sẻ: Các mô hình, mô hình, dự án chuyển giao khoa học - kỹ thuật chúng tôi tập trung thực hiện là về chăn nuôi bò, gà thịt theo hướng VietGAP; sản xuất lúa, chè theo tiêu chuẩn hữu cơ; sản xuất nông nghiệp theo tuần hoàn… 

Nguyễn Đồng

Bình luận

Nổi bật

Đảm bảo năng suất, nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm lúa gạo

Đảm bảo năng suất, nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm lúa gạo

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 09:17

(CL&CS) - Hiện nay, nhiều địa phương đang triển khai xây dựng mô hình canh tác lúa thông minh, sử dụng các sản phẩm vô cơ và sản phẩm sinh học để tạo ra các mô hình canh tác lúa đảm bảo năng suất, chất lượng, giảm chi phí vật tư đầu vào. Ở Tánh Linh (Bình Thuận) có nhiều mô hình kinh tế tập thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 09:13

(CL&CS) - Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Trồng lúa chất lượng cao giảm phát thải đến 12 tấn CO2/ha

Trồng lúa chất lượng cao giảm phát thải đến 12 tấn CO2/ha

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/09/2024, 07:47

(CL&CS) - Vừa qua, tại Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện mô hình thí điểm vụ thứ nhất của Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.