Năm 2023, MSB giữ đà tăng trưởng với 5.830 tỷ đồng lợi nhuận

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) ghi nhận lợi nhuận năm 2023 tăng nhẹ so với năm 2022, chất lượng tài sản ổn định. Trong bối cảnh thị trường biến động, MSB hướng tới đa dạng hóa nguồn thu và tập trung phát triển các dự án số.

MSB 2023

Tín dụng lọt vào top đầu của ngành

MSB vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2023. Theo đó, tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản đạt 267.006 tỷ đồng, tăng 25,49% so với năm 2022.

Cho vay khách hàng đạt 149.145 tỷ đồng, tăng 23,62% (+28.502 tỷ đồng) thuộc nhóm cao nhất ngành, với danh mục tín dụng được phân bổ đa dạng, tập trung những ngành cốt lõi của nên kinh tế, qua đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngân hàng cũng giảm dần tỷ lệ cho vay bất động sản trong danh mục cho vay khách hàng doanh nghiệp khi tỷ trọng này giảm từ mức 13,5% năm 2022 xuống 12,2% năm 2023.

Tiền gửi của khách hàng đạt 132.350 tỷ đồng, tăng 13% (+15.229 tỷ đồng). Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 97.230 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ; tiền gửi từ khách hàng cá nhân luôn ở mức cao, đạt 75.588 tỷ đồng trong năm 2023, chiếm 57,11% tổng danh mục, tăng 26% so với cùng kỳ; tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) chiếm 26,54% tổng huy động vốn.

Dù biến động lãi suất quý cuối năm 2022 và trong năm 2023 dẫn tới xu hướng giảm của CASA trên toàn thị trường, MSB giữ vị trí top 4 ngân hàng có chỉ số này cao nhất ngành. Vị thế này cũng khẳng định sự bắt nhịp nhanh chóng và phù hợp của sản phẩm MSB với thị hiếu người dùng cũng như khả năng thu hút tốt khách hàng sử dụng dịch vụ.

Biểu đồ: Tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế của MSB từ 2010-2023 (đvt: tỷ đồng).

Biểu đồ: Tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế của MSB từ 2010-2023 (đvt: tỷ đồng).

Tổng thu nhập tăng 14,9%

Về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2023, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của MSB đạt 12.289 tỷ đồng, tăng 1.595 tỷ đồng, tương đương 14,9% so với năm 2022 (YoY) với thu nhập lãi thuần và thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đều tăng trưởng.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 9.189 tỷ đồng, tăng 10,4% YoY (+867 tỷ đồng). Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 44% YoY (+485 tỷ đồng), đạt 1.597 tỷ đồng.

Lãi thuần mảng kinh doanh ngoại hối cũng tăng nhẹ 7,2% YoY (+72 tỷ đồng) và đạt 1.072 tỷ đồng.

Kết thúc 2023, tổng thu nhập của MSB tăng trưởng 14,9% YoY, cao hơn mức tăng 8,7% YoY của chi phí hoạt động, đưa chỉ số chi phí/doanh thu (CIR) của MSB xuống mức 39,16%, thấp hơn 2,23 điểm % so với cuối năm 2022. Đây cũng là kết quả từ các dự án số hóa mà MSB đầu tư trong các năm gần đây.

Từ những kết quả trên, cùng với việc gia tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với tổng trị giá 1.647 tỷ đồng để đảm bảo an toàn hoạt động trong tình hình biến động của thị trường chung, MSB đạt mức lợi nhuận trước thuế cho năm 2023 là 5.830 tỷ đồng, tăng 0,7% YoY (+43 tỷ đồng).

Về các chỉ số an toàn hoạt động, thanh khoản MSB duy trì ổn định và ghi nhận số liệu tích cực với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) đạt 67,55%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (MTLT) chỉ 24,87%.

Tỷ lệ nợ xấu NPL riêng lẻ giữ mức 1,77% trước CIC và 1,94% sau CIC, nợ cơ cấu Covid-19 chỉ còn 86 tỷ đồng, thể hiện sự nỗ lực của ngân hàng trong việc kiểm soát nợ xấu để củng cố sức mạnh bảng cân đối trước tác động của thị trường.

Chỉ số an toàn vốn hợp nhất (CAR) của MSB tăng lên mức 12,76% từ mức 12,33% cuối năm 2022.

Năm 2023, MSB tập trung đẩy mạnh số hóa.

Năm 2023, MSB tập trung đẩy mạnh số hóa.

Phát triển các dự án số

Một trong những động lực tăng trưởng kinh doanh của MSB đến từ các dự án số. Trong năm 2023, với khách hàng doanh nghiệp, MSB triển khai thành công việc số hóa toàn bộ hành trình cấp tín dụng (bao gồm thế chấp và tín chấp), phục vụ mọi nhu cầu cấp mới và tái cấp tín dụng; nâng tỷ lệ khách hàng trải nghiệm sản phẩm này trên kênh số lên 122%, điểm hài lòng khách hàng đạt 80,2/100.

Song song, MSB cũng từng bước hoàn thành dự án luồng cho vay thẳng (STP), tiến tới vay không điểm chạm với khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, hệ thống sẽ thực hiện tự động việc tra cứu thông tin doanh nghiệp, các tiêu chí về CIC và chấm điểm không có sự tác động của con người, từ đó tăng tốc độ xử lý tới 9 lần so với quy trình truyền thống.

Khách hàng có thể nhận được phê duyệt vay trong vòng 4 giờ đồng hồ. Tương tự, với khách hàng cá nhân, dự án cho phép tự động hóa mo-đun thu nhập, tra cứu 224 tiêu chí CIC chỉ trong 3 phút nhằm nhanh chóng ra quyết định phê duyệt, đồng thời phát hiện sớm rủi ro, dự báo quá hạn và cảnh báo sớm.

Từ những ưu điểm vượt trội, kênh số của MSB trong năm 2023 đã thu hút mới hơn 1,3 triệu khách hàng, nâng tổng số lượng khách hàng lên 5,2 triệu; thúc đẩy số lượng giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử đạt 110 triệu giao dịch, tăng 38% YoY, tổng giá trị giao dịch đạt 1,5 triệu tỷ đồng.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08

(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.