Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 01/01/2017, 11:25 AM

Năm 2016, giá dầu tăng mạnh nhất kể từ năm 2009

(NTD) - Trong năm 2016, đã có lúc giá dầu rớt xuống mức thấp nhất (30 USD/thùng) trong hơn 1 thập kỷ nhưng tính cả năm, giá dầu ghi nhận mức tăng mạnh nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Những động thái của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã tác động mạnh đến giá dầu suốt từ tháng 2 khi giá mặt hàng này rớt xuống dưới 30 USD/thùng và khiến toàn bộ thị trường tài chính choáng váng. Cho đến tháng 11, khi OPEC chính thức đưa ra được thỏa thuận giảm sản lượng dầu. Nhà đầu tư trên thị trường dầu hiện dự báo giá dầu sẽ chạm mức 60 USD/thùng trong chưa đầy 1 năm nữa.

Suốt cả năm 2016, cả giới đầu tư và chuyên gia trên thị trường năng lượng cũng như người tiêu dùng thế giới luôn hoài nghi về tính chắc chắn trong cam kết giảm sản lượng của OPEC. Dù giá dầu nhìn chung trong xu thế tăng nhưng cũng có nhiều thời điểm giá dầu gần như đứng yên quanh ngưỡng 50 USD/thùng, bởi nhà đầu tư chưa tin vào OPEC hoặc lo ngại các công ty năng lượng Mỹ sẽ tăng mạnh sản lượng.

Tính cả năm 2016, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI trên thị trường Mỹ tăng 45% còn giá dầu Brent tăng 52%. Mức tăng của giá dầu như vậy mạnh nhất từ năm 2009 - năm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm 2016, thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2017 giảm 5 cent tương đương 0,1% xuống 53,72 USD/thùng; Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 2/2017 trên thị trường London giảm 3 cent tương đương 0,1% xuống 56,82 USD/thùng.

Hai phiên giao dịch cuối cùng của năm 2016, giá dầu trên các thị trường gần như không biến động bởi nhiều nhà đầu tư đã đi nghỉ lễ, những nhà đầu tư còn lại thường không muốn thực hiện những giao dịch lớn. Cùng lúc đó, Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng, nhiều nhà đầu tư băn khoăn về không ít các yếu tố bất lợi sẽ tác động đến giá dầu trong năm 2017.

Hiện nay, giới đầu tư cũng như chuyên gia trên thị trường năng lượng đang chờ đợi bằng chứng cho thấy OPEC thực sự cắt giảm sản lượng dầu. Dự kiến ngay cả khi OPEC giữ cam kết, sẽ mất vài tháng dự trữ dầu thế giới mới có thể bắt đầu giảm.

Cùng lúc đó, họ cũng đang đánh giá những tín hiệu thay đổi chính sách từ Tổng thống Mỹ mới đắc cử, ông Donald Trump. Nếu ông Trump nới lỏng bớt các quy định áp với ngành năng lượng, không loại trừ khả năng nguồn cung dầu tại Mỹ trên thị trường thế giới lại tăng.

Nói tóm lại, thị trường năng lượng thế giới năm 2017 sẽ chịu nhiều tác động từ phía Mỹ. Chính người Mỹ “góp công” gây ra tình trạng thừa dầu khi họ cố gắng khai thác dầu đá phiến với chi phí thấp. Họ đã khiến Saudi Arabia và nhiều nước xuất khẩu dầu lớn của thế giới phải nâng sản lượng lên mức cao kỷ lục để giành khách hàng. Nay khi Saudi Arabia và các nước khác đã nhượng bộ, các công ty năng lượng Mỹ nhiều khả năng hưởng lợi lớn.

Sao Mai

 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.