Thứ bảy, 08/06/2024, 17:07 PM

Chi gần 5.000 tỷ làm đường nối Quốc lộ 1A với tuyến cao tốc huyết mạch phía Nam Hà Nội

Tuyến đường kết nối Quốc lộ 1A với tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng mức đầu tư 4.950 tỷ đồng giúp đáp ứng nhu cầu vận tải liên tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giao thương giữa các tỉnh.

Mới đây, Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) đã công khai tham vấn cộng đồng Báo cáo đánh giá về tác động môi trường (ĐTM) đối với Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối Quốc lộ 1A giao với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình bằng nút giao Liêm Sơn đi qua huyện Bình Lục giao với Quốc lộ 21A, Quốc lộ 21B, đường nối hai cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Ninh Bình; kết nối 2 di tích quốc gia đặc biệt là Đền Trần Thương (Hà Nam) và Khu di tích lịch sử văn hoá Đền Trần (Nam Định).

Dự án này có tổng vốn đầu tư 4.950 tỷ đồng với cơ cầu nguồn vốn gồm ngân sách Trung ương (2.500 tỷ đồng) và ngân sách tỉnh (2.450 tỷ đồng); gồm 2 đoạn tuyến với tổng chiều dài 46,5km, trong đó tuyến số 1 kết nối Quốc lộ 1 với đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, Quốc lộ 21A, Quốc lộ 21B, đường nối hai cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. 

Tổng chiều dài đoạn đường nối quốc lộ 1A với tuyến cao tốc huyết mạch phía Nam Hà Nội dài gần 32km. Ảnh: Internet

Tổng chiều dài đoạn đường nối quốc lộ 1A với tuyến cao tốc huyết mạch phía Nam Hà Nội dài gần 32km. Ảnh: Internet

Tổng chiều dài đoạn tuyến gần 32km, trong đó tận dụng hoàn toàn tuyến đường từ đường tỉnh 491 đến đường nối hai đường cao tốc dài 2,68km do UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) đầu tư.

Sơ đồ phạm vi hướng tuyến của dự án. Ảnh: Internet

Sơ đồ phạm vi hướng tuyến của dự án. Ảnh: Internet

Đoạn tuyến số 2 kết nối di tích quốc gia đặc biệt Đền Trần Thương (Hà Nam) và Khu du tích lịch sử - văn hoá đền Trần (Nam Định) với chiều dài trên 14,6km. 

Về phần cầu tuyến 1 sẽ có 3 cây cầu trong đó 2 cây cầu vượt sông, 1 cây cầu vượt đường sắt và Quốc lộ 21A, tuyến 2 có 1 cây cầu vượt kênh Như Trác. 

Tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được xem là tuyến đường huyết mạch phía Nam Hà Nội. Ảnh: Internet

Tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được xem là tuyến đường huyết mạch phía Nam Hà Nội. Ảnh: Internet

HĐND tỉnh Hà Nam sẽ là đơn vị quyết định chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Hà Nam quyết định đầu tư dự án và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam sẽ được giao nhiệm vụ chủ đầu tư.

UBND tỉnh Hà Nam nhận định việc đầu tư xây dựng dự án này nhằm liên kết vùng tỉnh Hà Nam với các tỉnh giáp ranh (Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hoà Bình) đáp ứng nhu cầu vận tải liên tỉnh, liên khu vực, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như tăng khả năng kết nối giao thương phát triển, đảm bảo an toàn liên khu vực.

Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình hiện chỉ có 4 làn xe chạy với mật độ phương tiện cao nên không đảm bảo tốc độ cho phép 120 km/h và thường xuyên trong tình trạng ùn tắc.

Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được xem là tuyến đường huyết mạch phía Nam Hà Nội, được đầu tư xây dựng giai đoạn 1 dài 50 km, quy mô 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp.

Theo báo cáo của ĐTM, dự án này sẽ được xây dựng theo quy mô đường cấp III đồng bằng, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Sau khi hoàn thành, chủ dự án sẽ bàn giao trạm thu phí cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (CEC) vận hành theo quy định. 

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.