Văn hóa và Đời sống
Chủ nhật, 09/06/2024, 00:25 AM

Độc đáo công việc moi ruột cây tìm ‘vàng’ giúp người dân xã miền Trung đổi đời nhanh chóng, thu nhập từ 20-40 triệu mỗi tháng

Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và kinh nghiệm của người thợ để tìm được ‘vàng’ từ thân cây.

Dân đổi đời nhờ nghề lạ

Xã Tiên Mỹ thuộc huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm trầm hương. Nơi đây được mệnh danh là "vương quốc trầm hương" bởi điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt thích hợp cho cây dó bầu phát triển và tạo ra trầm hương quý giá.

Anh Đỗ Phạm Nhất Lĩnh, một nghệ nhân lành nghề trong làng chia sẻ về hành trình 17 năm theo đuổi nghề truyền thống này. Nhờ sự tỉ mỉ và đam mê, anh đã gặt hái được thành công khi sở hữu cơ sở chế tác trầm hương cảnh quy mô lớn, mang lại thu nhập ổn định lên đến 500 triệu đồng mỗi năm - một con số gấp hàng chục lần so với thu nhập từ nông nghiệp tại địa phương.

Xã Tiên Mỹ được mệnh danh là một trong những

Xã Tiên Mỹ được mệnh danh là một trong những "vương quốc trầm hương"

Quy trình tạo ra những sản phẩm trầm hương tinh xảo đòi hỏi sự kiên trì và bí quyết riêng biệt. Anh Lĩnh chia sẻ, nguồn nguyên liệu chính là những cây dó bầu có tuổi đời trên 10 năm. Sau khi khoan lỗ tạo vết thương trên thân cây, anh bôi thuốc kích thích, tạo điều kiện cho cây hình thành trầm hương.

“Loại thuốc này được chế biến riêng theo công thức gia truyền và không thể tiết lộ với người ngoài. Khi bôi thuốc kích thích vào, cây dó bầu sẽ phản ứng tạo kháng thể bao quanh vết thương và đó chính là trầm hương”, anh Lĩnh giải thích.

Sau khoảng 2 năm tạo trầm, anh Lĩnh bứng nguyên gốc và thân cây đưa về xưởng để chế tác dần. Tùy vào thế cây, anh phân đoạn trước lúc mài, đục… Để cho ra một sản phẩm trầm hương cảnh, anh phải thực hiện nhiều công đoạn gồm “bổ, chẻ, đục, đẽo, phá, tỉa, mài và đánh bóng sản phẩm”.

Phần gỗ màu trắng rơi ra khi mài, đục sẽ được mang nấu tinh dầu hoặc làm nhang thắp. Còn phần gỗ màu đen là trầm hương thì để nguyên cây hoặc cắt từng miếng nhỏ bán ra thị trường.

Theo anh Lĩnh, công đoạn tỉa trầm là khó nhất, vì càng vào sát mạch trầm càng phải nhẹ tay. Với những mạch trầm uốn lượn, phải dùng đục nhẹ nhàng nạo từng lớp gỗ mỏng. Nhiều sản phẩm phức tạp, anh phải đục và gọt tỉa cả tháng trời.

Công đoạn tỉa trầm là khó nhất, vì càng vào sát mạch trầm càng phải nhẹ tay

Công đoạn tỉa trầm là khó nhất, vì càng vào sát mạch trầm càng phải nhẹ tay

"Lớp trầm khá mỏng, các đường dẫn dầu li ti như mạch máu vậy, đòi hỏi người thợ phải luôn tập trung cao độ mới có thể cho ra miếng trầm nguyên vẹn, không bị hao hụt. Giá mỗi ký trầm tới vài chục triệu đồng, sơ sẩy tí là mất tiền như chơi", anh nói.

Tạo sinh kế ổn định cho lao động địa phương

Từng là công nhân với thu nhập bấp bênh, nay vợ chồng anh Võ Hoàng Sơn (SN 1990) ở xã Tiên Mỹ (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) đã có cuộc sống sung túc nhờ nghề chế tác trầm cảnh. Nhờ học được bí quyết từ cha vợ, anh Sơn đã trở thành thợ lành nghề, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, thu nhập trung bình mỗi tháng từ 20 đến 40 triệu đồng.

Giá trị của trầm cảnh dao động từ vài trăm nghìn đến hàng trăm triệu đồng, tùy thuộc vào loại, kích thước và chất lượng trầm hương. "Trầm cảnh nhân tạo có giá từ 300 nghìn đồng đến vài triệu đồng cho loại nhỏ; còn loại lớn và trầm xuất khẩu, trầm tự nhiên có thể lên đến vài chục, thậm chí cả trăm triệu đồng", anh Sơn chia sẻ.

Giá trị của trầm cảnh dao động từ vài trăm nghìn đến hàng trăm triệu đồng, tùy thuộc vào loại, kích thước và chất lượng trầm hương

Giá trị của trầm cảnh dao động từ vài trăm nghìn đến hàng trăm triệu đồng, tùy thuộc vào loại, kích thước và chất lượng trầm hương

Trước đây, thị trường xuất khẩu trầm cảnh rất sôi động, đặc biệt là ở Trung Quốc và châu Âu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đầu ra sản phẩm giảm sút. Bù lại, thị trường trong nước bắt đầu ưa chuộng mặt hàng này, giúp anh Sơn và nhiều hộ gia đình khác có đầu ra ổn định cho sản phẩm. Nhờ tận dụng mạng xã hội để quảng bá và bán hàng, vợ chồng anh Sơn đã thành công thu hút khách hàng và gia tăng thu nhập.

Ngoài tạo trầm nhân tạo, những người thợ ở làng Tiên Mỹ còn có biệt tài "săn" trầm tự nhiên. Họ luôn sẵn sàng lên đường khi nghe tin đồn về những cây dó bầu lâu năm có thể chứa trầm hương quý giá. "Nhiều người may mắn tìm được cây có nhiều trầm hương tự nhiên đã kiếm được cả tỷ đồng. Nhờ nghề xoi trầm mà không ít người dân ở làng quê nghèo này đã đổi đời, có tiền mua đất, xây nhà đẹp, sắm ô tô, cho con đi du học...", anh Sơn tiết lộ.

Hiện nay, nghề chế tác trầm cảnh đang tạo việc làm cho hơn 500 người tại xã Tiên Mỹ

Hiện nay, nghề chế tác trầm cảnh đang tạo việc làm cho hơn 500 người tại xã Tiên Mỹ

Hiện nay, nghề chế tác trầm cảnh đang tạo việc làm cho hơn 500 người tại xã Tiên Mỹ, chiếm khoảng 1/4 tổng số lao động địa phương. Nhờ có nghề trầm hương mà cuộc sống của người dân nơi đây đã được cải thiện rõ rệt, góp phần thay đổi diện mạo của làng quê.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Mới 28 tuổi, chàng trai bất ngờ bị đột quỵ giữa đêm: Bác sĩ nêu 5 thói quen xấu là 'kẻ hủy diệt mạch máu' mà người trẻ thường mắc

Mới 28 tuổi, chàng trai bất ngờ bị đột quỵ giữa đêm: Bác sĩ nêu 5 thói quen xấu là 'kẻ hủy diệt mạch máu' mà người trẻ thường mắc

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 18:28

Không chỉ người già, đột quỵ ngày càng trẻ hoá do thói quen xấu của giới trẻ.

Khung giờ ăn sáng làm tăng 59% khả năng mắc tiểu đường loại 2

Khung giờ ăn sáng làm tăng 59% khả năng mắc tiểu đường loại 2

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 18:27

Có những thời điểm ăn sáng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, thế nhưng nhiều người không biết vẫn vô tư mắc phải.

Làm 16 công việc cùng lúc, cặp vợ chồng nhàn rỗi ‘ẵm’ 175 tỷ tiền lương: Cảnh sát vào cuộc triệt phá ổ lừa đảo việc làm

Làm 16 công việc cùng lúc, cặp vợ chồng nhàn rỗi ‘ẵm’ 175 tỷ tiền lương: Cảnh sát vào cuộc triệt phá ổ lừa đảo việc làm

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 18:15

Băng nhóm lừa đảo làm giả hồ sơ, ứng tuyển việc làm gồm 53 người đã bị bắt giữ khi người cầm đầu ‘giấu đầu hở đuôi’.