Một siêu công trình thuỷ lợi lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam, năm tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long được hưởng lợi
Dự án hồ thuỷ lợi này với tổng vốn đầu tư trên 3.300 tỷ đồng giúp tưới tiêu chủ động, ngăn hạn mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé tại tỉnh Kiên Giang là công trình cống thuỷ lợi lớn nhất Việt Nam, cũng là lớn nhất Đông Nam Á cho đến thời điểm hiện tại.
Hồ được xây dựng trên dòng sông Cái Lớn, công trình do người Việt thiết kế, thi công và quản lý, giúp tưới tiêu chủ động, ngăn hạn mặn để sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.
Dự án này được tạo ra để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và chống biến đổi khí hậu trong vùng.
Dự án có tổng vốn đầu tư trên 3.300 tỷ đồng, do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư, bao gồm các công trình chính: cống Cái Lớn; cống Cái Bé; cống Xẻo Rô; Đê nối cống Cái Lớn, cống Cái Bé với quốc lộ 61; 8 cống hở dọc tuyến đê biển An Biên - An Minh; Hệ thống quan trắc, giám sát tự động. Hợp phần mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang.
Dự án này là kết quả quá trình hàng chục năm nghiên cứu của nhiều cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 10/2019 được khởi công tháng xây dựng vào tháng 11/2019 tại vị trí hai huyện Châu Thành và An Biên, tỉnh Kiên Giang, gồm hai cống: cống Cái Lớn trên sông Cái Lớn và cống Cái Bé trên sông Cái Bé.
Vào tháng 1/2022, công trình đã được bàn giao cho Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi miền Nam vận hành thử nghiệm. Ngày 5/3/2022, hệ thống siêu thuỷ lợi chính thức được nhấn nút khánh thành.
Toàn cảnh quan tại công trình thuỷ lợi Cái Lớn Cái Bé.
Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 50% sản lượng lúa của cả nước, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% các loại trái cây của cả nước, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên, tiềm năng lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ, đây là khu vực chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu, trong đó vừa sạt lở, xâm nhập mặn, sụt lún, thay đổi dòng chảy của dòng sông Mê Kông do tác động của biến đổi khí hậu. Bởi vậy, dự án hồ thuỷ lợi này có tác động rất lớn đối với kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trước đây, các công trình thuỷ lợi dùng để điều tiết nguồn nước thường chỉ ngăn nước mặn, giữ nước ngọt nhưng với dự án thuỷ lợi này, việc điều tiết mặn ngọt sẽ được làm linh động để phù hợp cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Siêu hồ thuỷ lợi Cái Lớn Cái Bé kiểm soát tốt nguồn nước tạo điều kiện sản xuất ổn định cho nhân dân quanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Bên cạnh đó, cống thuỷ lợi này kết hợp tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, giảm ngập úng cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là 346.241ha.
Ngọc Trà
Bình luận
Nổi bật
Đồng Nai có thêm khu công nghiệp rộng 1,000ha
sự kiện🞄Thứ sáu, 29/11/2024, 14:53
(CL&CS) - Ngày 28/11/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1479/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Xuân Quế - Sông Nhạn (giai đoạn 1), tỉnh Đồng Nai.
Tăng trưởng xanh là định hướng chiến lược của Chính phủ
sự kiện🞄Thứ sáu, 29/11/2024, 13:56
(CL&CS) - Ngày 28/11, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu”.
Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ
sự kiện🞄Thứ năm, 28/11/2024, 22:09
(CL&CS) - Ngày 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ với chủ đề "Chính sách và hướng tiếp cận nhằm đảm bảo quan hệ thương mại mang lại lợi ích chung".
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.