Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank đạt 4.000 tỷ đồng trong quý 1/2021
(CL&CS) - Trong quý 1/2021, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã chứng khoán VPB) tăng tới 37,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 4.000 tỷ đồng, trong đó ngân hàng riêng lẻ đạt mức tăng trưởng 55,2%.
VPBank vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2021 với những chuyển biến tích cực trong quản trị rủi ro và chất lượng tài sản, chi phí vốn được tối ưu hóa và tỷ trọng tiền gửi CASA tiếp tục tăng trưởng tốt.
Cụ thể, tính đến hết quý 1/2021, tổng tài sản hợp nhất của VPBank đạt hơn 436 nghìn tỷ đồng, tăng 4,1% so với cuối năm 2020. Tín dụng ngân hàng hợp nhất tại thời điểm 31/3/2021 đạt hơn 332 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% so với cuối năm 2020; trong đó ngân hàng riêng lẻ tăng 3,6%.
Nhờ đa dạng hóa doanh thu, tăng trưởng tín dụng hợp lý, giảm thiểu chi phí vốn và tối ưu hóa chi phí hoạt động, tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank quý 1/2021 tăng tới 37,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 4.000 tỷ đồng, trong đó ngân hàng riêng lẻ đạt mức tăng trưởng 55,2%.
Trong quý 1/2021, thu nhập từ phí tiếp tục có đóng góp lớn vào doanh thu của VPBank khi tăng trưởng hợp nhất đạt 42%. Động lực tăng trưởng chính trong quý 1 đến từ việc đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ tín dụng, dịch vụ bảo hiểm và hoạt động thanh toán.

Về chất lượng tín dụng, đến cuối quý 1/2021, tỷ lệ nợ xấu (phân loại theo Thông tư 02) tại ngân hàng hợp nhất ở mức 3% (Ảnh: VPB)
Việc kịp thời điều chỉnh chiến lược về sản phẩm và chiến lược huy động của ngân hàng tiếp tục phát huy hiệu quả, giúp gia tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại ngân hàng mẹ từ mức 15,5% cuối năm 2020 lên mức 17% cuối kỳ 1 năm 2021.
Song song với xu hướng nâng cao tỷ trọng tiền gửi CASA, tiếp tục nắm bắt cơ hội thanh khoản của thị trường cùng với việc linh hoạt điều tiết bảng cân đối và cơ cấu nguồn vốn, chi phí vốn của VPBank cũng đã giảm đáng kể ngay từ quý 1/2021. Chi phí huy động vốn của ngân hàng riêng lẻ giảm tới 1,3% so với cả năm 2020 và giảm 0,6% so với quý 4 năm 2020, tại ngân hàng hợp nhất, cũng giảm 1,2% so với năm 2020.
Cùng với đó, chi phí hoạt động của ngân hàng tiếp tục được kiểm soát hiệu quả trong kỳ, giảm gần 21% so với cùng kỳ năm trước.
Về chất lượng tín dụng, đến cuối quý 1/2021, tỷ lệ nợ xấu (phân loại theo Thông tư 02) tại ngân hàng hợp nhất ở mức 3%. Tại ngân hàng riêng lẻ, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức 1,79% so với mức 1,98% cuối năm 2020.
Các tỷ lệ an toàn của VPBank trong quý 1/2021 tiếp tục được duy trì ở mức tốt, tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, tỷ lệ cho vay so với huy động ở mức 73,5% (so với giới hạn 85%) và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát ở mức 29,9% (so với yêu cầu 40%). Tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41 của ngân hàng hợp nhất đạt gần 12%, tiếp tục duy trì ở mức an toàn và cao hơn mức tối thiểu 8% của Ngân hàng Nhà nước.
Bảo Phương
Bình luận
Nổi bật
Công ty F88 niêm yết trên sàn chứng khoán
sự kiện🞄Thứ tư, 07/05/2025, 13:29
(CL&CS) - Ủy ban Chứng khóa Nhà nước vừa có công văn xác nhận Công ty Cổ phần Đầu tư F88 (F88) đã đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán.
ĐHĐCĐ ngành ngân hàng 2025: Vượt sóng ngược gió
sự kiện🞄Thứ hai, 05/05/2025, 14:50
(CL&CS) - SSI Research nhận định, các ngân hàng thương mại vẫn duy trì quan điểm thận trọng tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và bất định.
Sẽ có một Eximbank mới về hình ảnh và vị thế
sự kiện🞄Thứ ba, 29/04/2025, 19:50
(CL&CS) - Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) trong phần thảo luận, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của ngân hàng này diễn ra sáng 29/4, tại Hà Nội.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.