Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 31/05/2023, 08:21 AM

Lào Cai: Kết nối du lịch 3 huyện Bảo Yên – Bắc Hà – Si Ma Cai

(CL&CS)- Sáng 29/5/2023, Sở Du lịch tỉnh tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng, tiềm năng, định hướng phát triển du lịch, nguồn tài nguyên du lịch và các dịch vụ đón tiếp khách du lịch 3 huyện Bảo Yên – Bắc Hà – Si Ma Cai vùng Đông Bắc tỉnh Lào Cai.

Tham dự hội thảo có ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh chủ trì hội thảo, ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên; ông Hoàng Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà, đại diện huyện Si Ma Cai; Hiệp hội du lịch tỉnh và hơn 40 đơn vị lữ hành du lịch; 18 cơ quan báo chí, truyền thông địa phương và trong nước.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe đánh giá tóm tắt về tổng quan du lịch Lào Cai; tiềm năng du lịch của các địa phương thuộc vùng Đông Bắc tỉnh Lào Cai gồm các huyện Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai.

A Thang

Ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh chủ trì hội thảo

Trước đó, từ ngày 26 - 28/5, các đại biểu đã tham gia khảo sát thực trạng, tiềm năng nguồn tài nguyên du lịch và các dịch vụ đón tiếp khách du lịch tại các xã: Xã Bảo Hà, xã Nghĩa Đô thuộc huyện Bảo Yên, xã Bản Liền, xã Tả Van Chư, xã Bảo Nhai thuộc huyện Bắc Hà, xã Cán Cấu thuộc huyện Si Ma Cai.

Bao Ha

Đoàn khảo sát tại Đền Bảo Hà, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên

Tại xã Bảo Hà nổi tiếng với du lịch tâm lịch đền Bảo Hà. Đền Bảo Hà là Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đã được Nhà nước xếp hạng vào tháng 11/1997. Đền thờ Thần Vệ Quốc Hoàng Bảy - là danh tướng thứ bẩy họ Nguyễn đã có công lớn trong việc chiêu mộ và chỉ huy quân sỹ cùng nhân dân chống giặc ngoại xâm bảo vệ miền biên cương của Tổ quốc. Đây là điểm tâm linh được nhiều du khách biết đến.

Tại Nghĩa Đô: Du khách có cơ hội khám phá những thác nước hùng vĩ, nguyên sơ như: Thác bản Hốc, Phạ Phân, Pác Bó; Vắng kheo, nơi đầu nguồn của những dòng suối, là nguồn sinh thủy bền vững, phục vụ đời sống lao động, sản xuất bao đời nay của cộng đồng dân tộc Tày Nghĩa Đô...

Nghia do

Đoàn khảo sát tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên

Hiện nay, cộng đồng dân tộc Tày ở Nghĩa Đô đã hình thành một không gian văn hóa đa dạng và phong phú, là tài sản vô giá. Điển hình là hơn 1000 nếp nhà sàn, nơi sinh hoạt, cư trú của nhiều thế hệ hộ gia đình đồng bào dân tộc Tày. Các nếp nhà sàn tại đây vẫn được giữ lối kiến trúc với kiến trúc gần như còn nguyên vẹn được trao truyền hàng trăm năm lịch sử.

8-1685413362

Trải nghiệm du lịch tại Nghĩa Đô – Bảo Yên

Chia sẻ với Tạp chí Chất lượng và cuộc sống, ông Nguyễn Văn Đạt – Trưởng phòng Kế hoạch và Phát triển - Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, cho biết: “Du lịch cộng đồng tại Nghĩa Đô mới hình thành và phát triển trong thời gian gần đây. Đặc trưng của du lịch cộng đồng nơi đây là giữ nguyên bản sắc, văn hoá của người Tày. Hướng đi mới của Nghĩa Đô là xây dựng du lịch theo hướng 5 cực là: cực xanh, cực sạch, cực đẹp, cực hay và cực ngon.”

Theo ông Đạt, Nghĩa Đô có lợi thế phát triển du lịch nhờ cảnh quan, giao thông thuận tiên. Đặc biệt khả năng kết nối với điểm du lịch tâm linh Bảo Hà – Nghĩa Đô – Bản Liền. Bên cạnh đó, những khó khăn về mặt kinh nghiệm, kỹ năng của bà con Nghĩa Đô vẫn còn hạn chế. Trong thời gian tới, Nghĩa Đô sẽ tiếp tục được đầu tư, nâng cao kỹ năng đón khách, đặc biệt là nâng cấp cơ sở hạ tầng để phù hợp hơn với thực tiễn và nhu cầu của du khách.

ban lien

Đoàn khảo sát tại xã Bản Liền, huyện Bảo Hà

Tại xã Bản Liền: Người dân nơi đây là 100% dân tộc Tày, với đời sồng thuần phác, hiếu khách, trang phục truyền thống được bảo tồn. Bản Liền hiện có khoảng hơn 500 ha chè Shan Tuyết, trong đó, hơn 400 ha được công nhận chè hữu cơ. chè hữu cơ Bắc Hà do Hợp tác xã chè Bản Liền sản xuất được cấp chứng nhận đạt OCOP 5 sao đầu tiên của tỉnh Lào Cai.

Xã Tả Van Chư , nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông. Đến Tả Van Chư, du khách sẽ có dịp khám phá hệ sinh thái đa dạng với núi rừng hùng vĩ, những cây cổ thụ trăm tuổi, những cây chè shan tuyết lâu năm… Tả Van Chư là một trong số ít những nơi trồng loại mận Tả Van. Mỗi năm, vào độ cuối tháng giêng, hoa mận Tả Van mới bắt đầu nở rộ và vào tháng 6 các vườn mận chín đón khách đến trải nghiệm.

man ta van

Người dân huyện Si Ma Cai thu hoạch mận Tả Van

Theo Ông Giàng Seo Sáng, Phó chủ tịch xã Tả Van Chư cho biết: “Mận Tả Van là giống mận địa phương của xã Tả Van Chư nói riêng và huyện Bắc Hà nói chung, đây là giống mận quý và có thể nói là giống mận có giá trị cao hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của thời tiết nên mận Tả Van bị mất mùa”

Xã Bảo Nhai: Đến với Bảo Nhai, du khách có cơ hội được trải nghiệm ngồi thuyền thưởng ngoạn trên đoạn sông Chảy khoảng 3 km.  Dọc sông Chảy có rất nhiều điểm ghé chân thú vị như Hang Tiên; đền Trung Đô; đập thủy điện lớn nhất Lào Cai mang tên Bắc Hà; chợ phiên Cốc Ly; mô hình nuôi cá lồng bè… Du lịch bằng thuyền trên sông Chảy, du khách cũng sẽ được tận mắt chứng kiến cuộc sống sinh hoạt, lao động của cư dân đôi bờ từ vùng cao đến vùng thấp của Lào Cai.

song chảy

Quang cảnh hoang sơ tạo lên nét đẹp của đôi bờ sông Chảy

10-1685413390

Đoàn trải nghiệm đi du thuyền tham quan Hang Tiên – xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà

Xã Cán Cấu: Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm đi chợ Cán Cấu. Chợ phiên Cán Cấu có quy mô lớn nhất, nhì khu vực Si Ma Cai với sự hội tụ giao thương của nhiều dân tộc như Mông, Hoa, Giáy và cả người Kinh… là một trong những phiên chợ hiếm hoi còn giữ được nét đặc trưng hoang sơ vốn có của người dân tộc vùng cao.

Chợ phiên Cán Cấu được thiết kế theo cảm hứng từ những chiếc khuyên tai "Khu Chê" của người phụ nữ H Mông và sự quyến rũ bởi những đường cong uyển chuyển của ruộng bậc thang.

chơ

Hình ảnh chợ Cán Cấu được đoàn khảo sát chụp từ trên cao nhìn xuống

Qua 4 ngày đoàn đi trải nghiệm, khảo sát thực tế và tại hội thảo cho thấy: Các địa phương vùng Đông Bắc của tỉnh đều mong muốn thúc đẩy du lịch của địa phương phát triển. Bởi nơi đây còn hoang sơ, cung đường có nhiều cảnh thiên nhiên hùng vỹ, có sự chuyển đổi các địa hình từ vùng thấp, cao nguyên, vùng núi cao; cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại các điểm du lịch hầu hết đã được trang bị điều kiện tối thiểu để đón khách, đã đầu tư cơ bản về đường giao thông. Hành trình trải nghiệm các địa phương có nhiều sản phẩm như du lịch văn hóa tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch chợ phiên,..

trueyn thong

Đại diện cơ quan truyền thông góp ý kiến tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến, góp ý liên quan tới việc: bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc để xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng đặc trưng của từng địa phương, tránh sự trùng lặp; mỗi điểm du lịch cộng đồng cần có hoạt động trải nghiệm cụ thể dành cho du khách; khai thác các câu chuyện du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với từng thời điểm trong năm...

ANh DUng

Ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên giải đáp thắc mắc và tiếp thu ý kiến tại hội thảo

Để kết nối du lịch các địa phương còn nhiều khó khăn như: Hạ tầng giao thông, đường kết nối giữa Nghĩa Đô (Bảo Yên) và Bản Liền (Bắc Hà) còn hẹp khiến hành trình di chuyển mất nhiều thời gian; các cơ sở homestay chất lượng cao ở các địa phương còn thiếu; các dịch vụ tại điểm hầu hết chưa có, chẳng hạn như: bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, hệ thống biển chỉ dẫn vào các điểm chưa đầy đủ.

Anh Khoa

Ông Hoàng Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà giải đáp thắc mắc và tiếp thu ý kiến tại hội thảo

Một số vấn để mà ngành du lịch tỉnh Lào Cai cần quan tâm để triển du lịch bền vững bao gồm: Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc để xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng đặc trưng của từng địa phương, tránh sự trùng lặp tại các điểm du lịch; mỗi điểm du lịch cộng đồng cần có hoạt động trải nghiệm cụ thể dành cho du khách; khai thác các câu chuyện du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với từng thời điểm trong năm.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:51

Việc dừng khai thác chặng bay nối liền 2 đảo khiến người dân vô cùng lo lắng.

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:50

Mặc dù Ấn Độ được biết đến như một trong những quốc gia ô nhiễm nhất trên thế giới, nhưng một ngôi làng ở phía Đông Bắc của đất nước này lại được công nhận là nơi sạch nhất châu Á.

Việt Nam có một ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi, nằm cách thành phố Huế 40km, được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Việt Nam có một ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi, nằm cách thành phố Huế 40km, được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 09:45

Ngôi làng được bao bọc bởi con sông Ô Lâu êm đềm tạo nên khung cảnh bình yên.