Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 07/12/2023, 13:33 PM

Làng cổ hơn 600 tuổi nằm trên vách núi cao 1.700m dựng đứng, được mệnh danh là ngôi làng nguy hiểm nhất thế giới

Ngôi làng được bao quanh bởi những ngọn núi lớn, thế núi dựng thẳng đứng, cao vượt tầm mắt.

Làng Quách Lượng (Guoliang) nằm trong rừng núi đá tại ngã ba chỗ giao nhau giữa tỉnh Sơn Tây và Hà Nam, Trung Quốc. Ngôi làng được bao quanh bởi những ngọn núi lớn, thế núi dựng thẳng đứng, cao ngút ngàn. Quách Lượng được mệnh danh là ngôi làng nguy hiểm nhất thế giới.

lang1
Làng Quách Lượng gần như nằm tách biệt với thế giới do địa thế hiểm trở

Làng Quách Lượng gần như nằm tách biệt với thế giới do địa thế hiểm trở

Trải qua niên đại 600 năm, thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây một kiệt tác giống như những "bậc thang dẫn lên Trời", cấu thành từ 720 bậc đá cheo leo. Ngôi làng nằm trong "rãnh trời" tự nhiên này chỉ cách núi Tích huyện Lăng Xuyên (Trung Quốc) không quá 10km. Ngôi làng cao 1.700 m so với mực nước biển, vậy nên vốn trời sinh đã sừng sững, oai nghiêm.

Một đường hầm xuyên vách núi được đào thủ công, kết nối làng với thế giới bên ngoài

Một đường hầm xuyên vách núi được đào thủ công, kết nối làng với thế giới bên ngoài

Làng nằm chênh vênh trên núi nơi hẻo lánh và nguy hiểm, vì ở một nơi xa xôi như vậy, lối đi duy nhất vào làng đến nay vẫn chỉ có con đường hầm xuyên qua vách núi cao 1.700 m. Đó là một đường hầm dài khoảng 1,2km, được đào thủ công bằng tay trong suốt 5 năm ròng rã, cũng là thứ kết nối ngôi làng cổ hơn 600 năm tuổi với thế giới bên ngoài.

lang4
Đường hầm hiểm trở khi nhìn từ trên cao

Đường hầm hiểm trở khi nhìn từ trên cao

Trước khi đường hầm Quách Lượng ra đời, cách duy nhất để ra ngoài là leo qua thung lũng với những vách đá dựng đứng, trơn trượt rồi bằng qua đường mòn gồm 720 bậc đá. Lối đi hiểm trở tới mức ngay cả với người dân bản địa nhiều kinh nghiệm cũng thấy rợn người.

Suốt thời gian dài sống trong cô lập, tới năm 1972, dân làng cử ra 13 thanh niên khỏe mạnh, bắt tay vào việc xây đường hầm xuyên vách núi. Không có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, nhóm thanh niên dùng búa để đập hàng chục tấn đá.

5 năm làm việc liên tục, một đường hầm cùng tên với ngôi làng xuất hiện. Con đường hoàn thành vào tháng 5/1977, nhưng chỉ đủ rộng để 2 ô tô di chuyển thật chậm tránh nhau. Tuy nhiên, ở những đoạn đường hầm xoắn, nếu tài xế không nhớ đường và đủ kinh nghiệm rất dễ lao xuống vực bởi xung quanh là điểm mù của khúc cua.

Dọc theo đường hầm có 35 ô cửa sổ để đổ đất đá, cho phép ánh sáng chiếu vào và không khí lưu thông bên trong. Cũng nhờ công trình nhân tạo này, việc đi lại đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều so với trước.

Dọc theo đường hầm có khoét những ô cửa sổ để thông gió, khí

Dọc theo đường hầm có khoét những ô cửa sổ để thông gió, khí

Chinh phục cung đường nguy hiểm và đặt chân đến ngôi làng, du khách sẽ bắt gặp kiến trúc của những ngôi nhà ở đây mang phong cách rất mộc mạc, đơn sơ. Vài chục hộ gia đình sống trong những ngôi nhà có tường được xây bằng đá núi, dính bằng vôi, cửa làm bằng gỗ… Đặc biệt nhất là mái ngói được làm bằng những phiến đá ngọc tìm thấy trong núi, dưới làn sương mỏng, hiện lên trông vô cùng tinh tế.

Những ngôi nhà trong làng

Những ngôi nhà trong làng

Làng Quách Lượng hiện có 83 hộ gia đình, đại đa số đều là họ Thân. Gia tộc họ Thân vốn là quan chức tại Nam Kinh vào cuối thời nhà Nguyên, đến đầu nhà Minh, Hoàng Đế Chu Nguyên Chương bắt gia tộc họ Thân đi đày đến Thanh Hải làm lao động khổ sai. Trên đường Sơn Tây, họ Thân đã trốn thoát. Một bộ phận nhỏ của gia tộc đã trốn vào núi Thái Hành, sống ở ngôi làng Quách Lượng. Đã bao nhiêu năm qua, bất kể là gặp những tai họa gì, dân làng đều quyết tâm giữ vững gia tộc, tuân theo lời di huấn của tổ tiên.

Ngôi làng hơn 600 năm tuổi đang đẩy mạnh du lịch đón khách

Ngôi làng hơn 600 năm tuổi đang đẩy mạnh du lịch đón khách

Theo xã hội ngày càng phát triển, làng Quách Lượng đã được phát hiện, từ đó hấp dẫn khách du lịch bởi môi trường sinh thái nguyên sinh, rồi dần trở thành một trong những thắng cảnh du lịch thôn trang được săn đón nhất Trung Quốc.

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Đà Nẵng: Nhà hàng Danaksara mở cửa trở lại mang hơi thở tinh hoa ẩm thực Miền Trung

Đà Nẵng: Nhà hàng Danaksara mở cửa trở lại mang hơi thở tinh hoa ẩm thực Miền Trung

sự kiện🞄Chủ nhật, 23/03/2025, 08:34

(CL&CS0 - Nhằm đáp ứng sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch và xu hướng khám phá văn hóa ẩm thực địa phương ngày càng gia tăng, nhà hàng Danaksara chính thức mở cửa trở lại, mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm tinh hoa ẩm thực Miền Trung trong không gian mang đậm bản sắc văn hóa. Ẩm thực miền Trung – Di sản quý giá trong dòng chảy du lịch Việt Nam Miền Trung Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng không chỉ với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn với nền ẩm thực phong phú, đậm đà hương vị địa phương. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, ẩm thực không chỉ là một phần của trải nghiệm mà còn trở thành cầu nối văn hóa, giúp du khách hiểu hơn về vùng đất họ đặt chân đến. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ẩm thực trong hành trình khám phá của du khách, nhà hàng Danaksara ra đời với sứ mệnh gìn giữ và phát huy tinh hoa ẩm thực miền Trung, mang đến một không gian ẩm thực độc đáo nơi du khách có thể thưởng thức những món ăn truyền thống được chế biến từ những nguyên liệu địa phương tươi ngon nhất. Trải nghiệm văn hóa qua từng món ăn Tọa lạc tại khuôn viên biệt thự Furama Villas Đà Nẵng, nhà hàng Danaksara là sự giao thoa giữa nét truyền thống và hiện đại, giữa không gian xanh mát và những câu chuyện ẩm thực giàu bản sắc. Với thực đơn phong phú, Danaksara tái hiện trọn vẹn hương vị miền Trung qua các món ăn quen thuộc như gỏi sứa trộn vả, ram chiên tôm thịt, canh chua cá lóc, cá kho truyền thống trong niêu đất, heo ba chỉ kho nước dừa, rau lang luộc chấm mắm nêm, cá cấn kho nghệ, cá chuồn chiên củ nén, ốc um chuối, heo quay bánh hỏi, mì Quảng, bún bò Huế, bún chả cá Đà Nẵng… Mỗi món ăn không chỉ là một công thức nấu nướng, mà còn là một câu chuyện về phong tục, tập quán và đời sống của người dân miền Trung. Nhà hàng không chỉ phục vụ du khách mà còn mang đến những trải nghiệm văn hóa trọn vẹn qua cách bày trí, phong cách phục vụ và sự tận tâm trong từng món ăn. Mục tiêu của Danaksara không chỉ là một địa điểm ẩm thực mà còn là một điểm đến để du khách tìm hiểu, cảm nhận và yêu mến văn hóa miền Trung Việt Nam. Ẩm thực – Động lực thúc đẩy du lịch bền vững Trong bối cảnh du lịch đang phục hồi mạnh mẽ, xu hướng du lịch ẩm thực ngày càng trở thành động lực thu hút du khách quốc tế và trong nước. Du khách không chỉ muốn ngắm nhìn cảnh đẹp mà còn mong muốn trải nghiệm văn hóa qua ẩm thực, tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của từng món ăn. Bằng việc tập trung vào các món ăn truyền thống và cách chế biến chuẩn vị, Danaksara mong muốn góp phần quảng bá ẩm thực miền Trung ra thế giới, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch địa phương. Nhà hàng cam kết sử dụng nguyên liệu từ nguồn cung cấp uy tín, hỗ trợ các hộ nông dân và ngư dân địa phương, qua đó tạo nên một hệ sinh thái du lịch bền vững, bảo tồn giá trị văn hóa, đồng thời mang lại trải nghiệm ẩm thực đẳng cấp cho du khách. Sự trở lại của nhà hàng Danaksara không chỉ là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Furama Villas Đà Nẵng mà còn là một bước tiến trong việc nâng tầm du lịch ẩm thực của miền Trung Việt Nam.

Nghê sĩ Trung Dân phản ánh thực trạng mê túi mù bất chấp của giới trẻ

Nghê sĩ Trung Dân phản ánh thực trạng mê túi mù bất chấp của giới trẻ

sự kiện🞄Thứ bảy, 22/03/2025, 10:53

(CL&CS) - Các tập phim từ 16 đến 18 trong chương trình Cười Cùng Bác Ba Phi lên sóng thời gian qua đã mang đến những câu chuyện cảm động và bài học nhân văn sâu sắc, xoay quanh những vấn đề thực tế trong cuộc sống hiện nay.

Hoài Thương trở lại đầy bản lĩnh với ca khúc Lẻ Bạn

Hoài Thương trở lại đầy bản lĩnh với ca khúc Lẻ Bạn

sự kiện🞄Thứ bảy, 22/03/2025, 10:31

(CL&CS) - Đánh Thức Đam Mê 2025 - Tập 3 mang đến những màn trình diễn đặc sắc từ các thí sinh tài năng. Các thí sinh đã chinh phục khán giả bằng giọng hát truyền cảm, kỹ thuật điêu luyện và những câu chuyện âm nhạc riêng.