Lạm phát trong nước tăng chưa đáng lo, lo từ Âu - Mỹ

(CL&CS) - Lạm phát tháng 2/2021 trong nước tăng nhưng chưa đáng lo, đáng lo hơn cả là diễn biến tại một số nước Âu - Mỹ.

Bộ phận phân tích của công ty chứng khoán SSI (SSI Research) đã phân tích về chỉ số CPI tháng 2/2021. Theo đó, CPI tháng Hai đã tăng 1,52% so với tháng trước, mức tăng cao nhất của tháng Hai trong 8 năm trở lại đây.

Lý giải cho mức tăng cao của tháng 2 năm nay, chương trình hỗ trợ giảm giá điện cho 3 tháng cuối năm 2020 được phản ánh vào tháng 1/2021 và đã kết thúc trong tháng 2 khiến giá điện bật tăng mạnh trong tháng 2, đóng góp 0,66% vào mức tăng chung của CPI.

Bên cạnh đó, cao điểm Tết nguyên đán thường đẩy giá nhiều mặt hàng cơ bản như giá lương thực thực phẩm, đồ uống, và giá xăng tăng cuối tháng 1 cũng tác động lên CPI tháng 2. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng Hai chỉ tăng 0,7%, mức thấp nhất kể từ năm 2016.

Lạm phát tháng 2/2021 trong nước tăng nhưng chưa đáng lo, đáng lo hơn cả là diễn biến tại một số nước Âu Mỹ.

Lạm phát tháng 2/2021 trong nước tăng nhưng chưa đáng lo, đáng lo hơn cả là diễn biến tại một số nước Âu Mỹ.

Tính bình quân 2 tháng đầu năm, CPI giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước, SSI Research thấy mức tăng này chưa phải đáng lo ngại trong bối cảnh giá hàng hóa dần phục hồi khi nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo thông thường.

SSI Research cho rằng áp lực lạm phát trong thời gian tới sẽ không nhỏ khi tổng cầu đang phục hồi rõ rệt cùng với nền so sánh thấp của năm 2020, đặc biệt giá hàng hóa thế giới đã hồi phục trong một thời gian dài từ mức đáy. Tuy nhiên mức độ tăng giá của nhóm hàng hóa cơ bản sẽ được phản ánh một cách dần dần vào mặt bằng giá cả hàng tiêu dùng cuối cùng, nên có thể sẽ không gây ra quá nhiều xáo trộn cho thị trường tài chính và nền kinh tế thế giới.

Theo tính toán của SSI Research, giá dầu thô bình quân năm 2021 đã tăng 19% so với mức trung bình của năm 2020, giá thép tăng 25%, cao su tự nhiên tăng 31%, giá hạt nhựa tăng 41%, giá đường tăng 20%, giá đậu nành tăng 42%. Chỉ số giá hàng hóa Bloomberg Commodity Index đã phục hồi trở lại mức trung bình năm 2018.

Chi phí vận tải cũng tăng mạnh do sự đứt gãy của chuỗi cung ứng kéo dài từ năm ngoái, giá cước vận tải container giữ ở mức cao và tăng gấp 2,4 lần mức thông thường. Mức tăng này sẽ gây áp lực lớn lên chi phí sản xuất cũng như giá tiêu dùng trong thời gian tới. Kỳ vọng hoạt động sản xuất, vận chuyển hàng hóa cùng với chuỗi cung ứng toàn cầu, sẽ dần phục hồi giúp ổn định giá cả hàng hóa.

Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) không lo ngại về việc tăng giá trong nước vì một vài lý do. Đầu tiên là nếu tính theo năm, CPI của Việt Nam vẫn giảm với mức giảm 0,1% trong hai tháng đầu năm 2021, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của NHNN là 4,0%. Điều đáng lưu ý là CPI lõi chỉ tăng nhẹ 0,6% trong hai tháng đầu năm, cho thấy hiện tại chưa có áp lực giá do cầu kéo.

Ngoài ra, Chính phủ tỏ ra thận trọng với kỳ vọng lạm phát bằng cách liên tục sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu để bù đắp ảnh hưởng của giá dầu thế giới tăng cao lên giá hàng hóa trong nước. Lạm phát tăng trở lại trong những tháng tiếp theo chủ yếu là do các yếu tố như giá hàng hóa toàn cầu tăng hay hiệu ứng đến từ mức nền thấp của năm trước. VDSC duy trì dự báo lạm phát năm 2021 ở mức 3,5%.

Trong khi đó, VDSC bình luận, các thị trường trên thế giới từ Hoa Kỳ và EU, từ trái phiếu đến cổ phiếu đang đưa ra tín hiệu rõ ràng về kỳ vọng lạm phát gia tăng. Ban đầu, lạm phát tăng trở lại được xem là tốt vì đây có thể là dấu hiệu của phục hồi kinh tế.

Tuy nhiên, một khía cạnh quan trọng để đảm bảo lạm phát tốt là kiểm soát kỳ vọng lạm phát. Theo đó, các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất để kiểm soát kỳ vọng lạm phát. Hơn nữa, đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều ngân hàng trung ương mở rộng chính sách tiền tệ ở mức chưa từng có. Việc đảo ngược chính sách tiền tệ trên toàn cầu có thể gây bất ổn về tiền tệ và dòng vốn của các thị trường mới nổi trên thị trường tài chính.

Mặc dù xác suất của kịch bản này chỉ mới xuất hiện nhưng VDSC khuyên các nhà đầu tư nên chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với rủi ro này

Hà Phương

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.