Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 24/04/2024, 08:50 AM

“Lạc nhịp” hàng không-du lịch

(CL&CS) - Khoảng 1 tuần nữa cả nước bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, tuy nhiên hiện vé máy bay nhiều tuyến nội địa đã hết, những tuyến khác giá vé tăng cao. Một số đường bay như: Hà Nội- TP HCM; Hà Nội- Phú Quốc, Hà Nội – Nha Trang, Hà Nội - Quy Nhơn, Hà Nội - Quảng Bình, Hà Nội – Huế, Hà Nội - Điện Biên, TPHCM – Điện Biên, TPHCM - Tuy Hòa... có tỷ lệ đặt chỗ tăng cao, không ít chặng đã đạt 100%.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Điều đáng nói, dù các hãng bay đã gia tăng số chuyến bay nhưng sự căng thẳng về vé vẫn chưa giảm, nhất là giá vé neo ở mức rất cao. Theo ghi nhận từ thị trường, vé khứ hồi tuyến Hà Nội- Phú Quốc có hãng từ 7-8 đến 12 triệu đồng trong khi ngày thường giá vé này dao động khoảng 2,8-4 triệu đồng; giá vé TPHCM đi Đà Nẵng của các hãng cũng ở mức gần 5 triệu đồng... Trong khi đó, một số doanh nghiệp lữ hành đang đưa ra mức giá đi Thài Lan từ 8 đến 10 triệu đồng/tour (3 đêm, 4 ngày, đi từ Hà Nội), một số tour đi Malaysia, Trung Quốc có giá tương tự hoặc nhỉnh hơn. Từ so sánh trên cho thấy giá vé máy bay nội địa đang là một trở ngại để kích cầu du lịch trong nước.

Nhìn thẳng thực tế, giá vé máy bay ở mức cao đang khiến du lịch nội địa mất tính cạnh tranh. Đây là sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa ngành hàng không và du lịch. Để kích cầu du lịch nội địa, giá vé máy bay cần vừa túi tiền du khách bởi nhiều địa điểm du lịch phụ thuộc rất lớn vào hàng không. Sự căng thẳng về vé máy bay ở cao điểm kỳ nghỉ này còn có sự tác động từ quyết định gộp kỳ nghỉ 5 ngày khiến nhu cầu đi lại tăng cao, trong khi thời điểm thông báo nghỉ quá sát khiến các hãng hàng không bị động trong kế hoạch tăng chuyến.

Giá vé máy bay chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí của một tour du lịch, do đó ngành du lịch và hàng không cần có sự phối hợp nhịp nhàng hơn để thị trường du lịch nội địa tăng tính cạnh tranh. Sự phối hợp này là sự tương hỗ lẫn nhau bởi khi giá vé hạ sẽ kích thích nhu cầu đi lại của người dân, ngược lại lượng khách du lịch gia tăng sẽ tăng sức cầu cho ngành hàng không. Để có sự phối hợp này tốt cần sự vào cuộc các hiệp hội, doanh nghiệp ngành du lịch và hàng không, đặc biệt sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, giao thông cũng như các ngành, lĩnh vực liên quan.

Hàng không, du lịch là những đòn bẩy quan trọng trong phục hồi nền kinh tế, khi những đòn bẩy này tiến nhanh sẽ dẫn dắt sự tăng trưởng tích cực cho nền kinh tế.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Tỉnh đông dân hút gần 4.000 tỷ đồng từ du lịch dịp 30/4 - 1/5 có gì 'hot' đến thế?

Tỉnh đông dân hút gần 4.000 tỷ đồng từ du lịch dịp 30/4 - 1/5 có gì 'hot' đến thế?

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 08:33

Vị trí địa lý cùng lợi thế về cảnh quan thiên nhiên giúp tỉnh này thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Đà Nẵng tung nhiều chính sách thu hút khách du lịch MICE 2024

Đà Nẵng tung nhiều chính sách thu hút khách du lịch MICE 2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:29

(CL&CS) - Với việc khai thác nhiều sản phẩm du lịch mới, du lịch của TP. Đà Nẵng tiếp tục triển khai chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE đến Đà Nẵng trong năm 2024.

Hòn đảo kỳ lạ nhất trên thế giới 6 tháng đổi chủ một lần, người dân mang 2 quốc tịch luân phiên, nhiều người muốn nhập tịch để 'tận hưởng' ưu ái

Hòn đảo kỳ lạ nhất trên thế giới 6 tháng đổi chủ một lần, người dân mang 2 quốc tịch luân phiên, nhiều người muốn nhập tịch để 'tận hưởng' ưu ái

sự kiện🞄Thứ bảy, 04/05/2024, 23:47

Tuy nhiên, đây là vùng đất rất hạn chế khách du lịch nên không phải ai cũng có thể đặt chân tới.