Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 06/05/2024, 10:12 AM

Sở Chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, ẩn mình dưới tán rừng cổ thụ

Tại nơi này cách đây 70 năm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch đã đưa ra các chỉ thị và quyết định quan trọng.

Cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 25km, khu di tích lịch sử Mường Phăng nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển trong, ẩn trong rừng nguyên sinh dưới chân núi Pú Đồn. Đây là nơi làm việc trong suốt 105 ngày của Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, với sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và Trưởng ban Thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy,...

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, với sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và Trưởng ban Thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy,...

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, với sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và Trưởng ban Thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy,...

Trong thời gian từ 31/1/1954 đến 15/5/1954 tại căn cứ ở Mường Phăng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy chiến dịch đã ban hành các chỉ thị, mệnh lệnh quyết định, mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận vào ngày 7/5/1954. Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy đã được ghi dấu tại nơi này. 

Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ được xây dựng dọc theo con suối nhỏ trong rừng Mường Phăng, trải dài quanh chân núi, trên diện tích tự nhiên khoảng 90km2. Địa điểm này được người dân địa phương gọi thân thương là "rừng Đại tướng". Căn cứ này bao gồm các hầm hào và lán trại liên hoàn, được bố trí sao cho phù hợp với điều kiện tác chiến, đồng thời đảm bảo sự bí mật và an toàn cho Bộ Chỉ huy chiến dịch.

Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ được xây dựng dọc theo con suối nhỏ trong rừng Mường Phăng, trải dài quanh chân núi, trên diện tích tự nhiên khoảng 90km2

Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ được xây dựng dọc theo con suối nhỏ trong rừng Mường Phăng, trải dài quanh chân núi, trên diện tích tự nhiên khoảng 90km2

Tại khu di tích Mường Phăng, du khách có thể chiêm ngưỡng những công trình lịch sử đặc biệt như: Lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lán ở và hầm ngủ của Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và Trưởng ban Thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy. Ngoài ra, còn có các công trình như trạm gác tiền tiêu, lán ngủ điện báo viên, hầm tổng đài điện thoại, lán làm việc của Ban Thông tin, nhà tác chiến - nơi diễn ra các hội nghị cán bộ do Đảng ủy và Bộ Chỉ huy triệu tập, và hội trường - nơi tổ chức các cuộc họp cấp cao. Điều đặc biệt thu hút du khách là đường hầm xuyên núi dài 96m, kết nối lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lán của Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, được mở rộng để du khách tham quan.

Con đường bên trong hầm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu di tích lịch sử Mường Phăng

Con đường bên trong hầm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu di tích lịch sử Mường Phăng

Ở trung tâm của Sở chỉ huy chiến dịch là hệ thống lán và nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong suốt 105 ngày. Lán ở và làm việc của Đại tướng được thiết kế đơn giản như những căn lán khác trong rừng Mường Phăng, được xây dựng từ các vật liệu như tre, luồng và lá móc. Trong căn lán có diện tích 18m2 là một chiếc bàn đủ rộng để trải bản đồ. Hai bên của bàn là hai dãy ghế dài, mặt ghế được làm bằng những đoạn vầu ghép đôi.

Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong suốt Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong suốt Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong căn lán có diện tích 18m2 là một chiếc bàn đủ rộng để trải bản đồ. Hai bên của bàn là hai dãy ghế dài, mặt ghế được làm bằng những đoạn vầu ghép đôi

Trong căn lán có diện tích 18m2 là một chiếc bàn đủ rộng để trải bản đồ. Hai bên của bàn là hai dãy ghế dài, mặt ghế được làm bằng những đoạn vầu ghép đôi

Tại đây, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng bếp Hoàng Cầm, một loại bếp dã chiến được tạo ra để giảm khói và không gây ra dấu vết để tránh bị phát hiện bởi máy bay từ trên cao hoặc từ xa. Bếp có nhiều đường rãnh để thoát khói, nối liền với lò bếp, phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm.

Tại đây, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng bếp Hoàng Cầm

Tại đây, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng bếp Hoàng Cầm

Khói từ lò bếp sẽ bốc lên qua các đường rãnh và tan chảy khi tiếp xúc với không khí, không tạo ra khói đen mà chỉ là một lớp hơi nước mỏng. Do đó, bếp Hoàng Cầm có thể hoạt động cả ban ngày và ban đêm mà không lo lộ khói, theo tinh thần "đi không dấu, nấu không khói".

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Kon Tum sẵn sàng cho Tuần Văn hóa - Du lịch 2024

Kon Tum sẵn sàng cho Tuần Văn hóa - Du lịch 2024

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5, kết hợp Liên hoan Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số lần thứ 2, sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2024 với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.

Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival

Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22

(CL&CS) - Trượt tuyết, ngắm tuyết rơi hay tham gia bữa tiệc độc lạ giữa không gian băng giá hoặc đón Giáng sinh bật tung sảng khoái đậm màu sắc nhiệt đới… là những trải nghiệm “độc nhất vô nhị” sẽ có mặt 8WONDER Winter Festival phiên bản Cityfest đang khiến dân tình sôi sục, háo hức chờ đợi.

Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025

Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày, với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ…