Thứ hai, 06/05/2024, 10:16 AM

Thị xã lâu đời nhất Việt Nam sắp ‘cất cánh’ lên thành phố

Thị xã này được thành lập từ năm 1903, là thị xã lâu đời nhất trong số 51 thị xã của Việt Nam với 121 năm tuổi.

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã phê duyệt dự án quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó đến năm 2030, TX. Phú Thọ sẽ là đô thị loại II, là thành phố trực thuộc tỉnh, theo báo Lao Động.

TX. Phú Thọ ngày nay có tiền thân là ngôi làng Việt cổ mang tên Phú An (có từ thời vua Hùng thứ 18). Năm 1890, vua Thành Thái đổi tên làng Phú An thành làng Phú Thọ. Đến năm 1903, toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định biến làng Phú Thọ thành thị xã - nơi đặt trung tâm hành chính của tỉnh.

TX. Phú Thọ sắp trở thành trung tâm hành chính của tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Internet

TX. Phú Thọ sắp trở thành trung tâm hành chính của tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Internet

Tính đến năm 2024, TX. Phú Thọ được xem là thị xã lâu đời nhất trong số 51 thị xã của Việt Nam với 121 năm tuổi. Nằm cách TP. Việt Trì khoảng 30km di chuyển, TX. Phú Thọ nằm tiếp giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, trung du.

Theo dự kiến, trong giai đoạn 2021-2030, TX. Phú Thọ sẽ được quy hoạch một loạt các tuyến cao tốc đi qua như: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai với 6 làn xe, đoạn cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ với 4 làn xe, đoạn xe Phú Thọ - Ba Vì với 6 làn xe cùng đường Hồ Chí Minh.

Trong vài năm trở lại đây, kinh tế của TX. Phú Thọ được cho phát triển nhanh và bền vững. Chỉ trong giai đoạn 2010-2021, thu ngân sách tăng bình quân khoảng 18,5%/năm. Trong khi đó, chỉ riêng năm 2022, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 1.400 tỷ đồng, bằng 267,7% kế hoạch, tăng 86,3% so với năm 2021. Đây cũng là năm đầu tiên mà thu ngân sách Nhà nước của TX. Phú Thọ vượt ngưỡng hơn 1.000 tỷ đồng.

Bản quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, trong năm 2030 tỉnh Phú Thọ sẽ phát triển hàng loạt các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như: Cụm công nghiệp Thanh Minh 0,3km2, KCN Phú Hộ 0,8km2...

Một loạt các đô thị mới hiện cũng đang hình thành ở TX. Phú Thọ như Khu nhà ở đô thị Phú Hà, Khu đô thị mới u Cơ hay còn gọi là u Cơ Park City. Đây là khu đô thị được xây dựng theo lối kiến trúc châu u với chuỗi tiện ích quy mô và hệ thống hạ tầng được đầu tư khá bài bản, theo Đại Đoàn Kết.

TX. Phú Thọ là nơi tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi trung du. Ảnh: CafeF

TX. Phú Thọ là nơi tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi trung du. Ảnh: CafeF

Dự án Khu đô thị mới Thanh Minh (nằm ở xã Thanh Minh và một phần P. Thanh Vinh, TX. Phú Thọ) được xem là một trong số các dự án trọng điểm của tỉnh với quy mô 92,3ha đã giải phóng mặt bằng được gần 52ha..., tổng số vốn đầu tư vào khoảng 4.390 tỷ đồng.

Sẽ có hàng chục tuyến đường tỉnh lộ và huyện lộ đang được đầu tư với tổng chiều dài hàng trăm km như đường Hùng Vương, đường Trường Chinh...

Theo như quy hoạch, tính đến năm 2030, TX. Phú Thọ sẽ có 3 trung tâm thương mại với 6 siêu thị và mạng lưới 12 chợ, cùng một cảng thủy nội địa bắt qua sông Hồng.

TX. Phú Thọ được xem là địa phương gắn với nền văn hóa lâu đời, nhiều lễ hội tại các đình làng.

Tỉnh Phú Thọ hiện có diện tích 3.534,6 km2 gồm 13 đơn vị hành chính: TP. Việt Trì, TX. Phú Thọ và 11 huyện (Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Thủy, Tam Nông).

Theo như quy hoạch, tính đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 22 đô thị, gồm 1 đô thị loại I là TP. Việt Trì ; 1 đô thị loại II trên cơ sở nâng cấp TX. Phú Thọ lên thành phố trực thuộc tỉnh; 9 đô thị loại IV gồm Lâm Thao, Hùng Sơn, Thanh Thủy, Hưng Hóa, Đoan Hùng, Yên Lập, Tân Phú, Cẩm Khê, Hạ Hòa; 3 đô thị loại IV mở rộng gồm có Phong Châu, Thanh Ba, Thanh Sơn và 8 đô thị loại V được thành lập mới như Vạn Xuân, Phú Lộc, Tây Cốc, Hiền Lương, Thu Cúc, Hương Cần, Hoàng Xá, Minh Tâm.

Mục tiêu tiến đến phát triển đến năm 2030 là khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát huy bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng, phấn đấu đến năm 2030, Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, ổn định.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.