Chủ nhật, 26/12/2021, 15:49 PM

Kỳ vọng doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất để vực dậy nền kinh tế

(CL&CS) - Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, đặc biệt trong đợt bùng phát lần thứ tư (từ tháng 4/2021 đến nay) đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân, làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng, giao thương của doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đến kế sinh nhai của người lao động. Hiện cả nước đang thực hiện bình thường mới với kỳ vọng khôi phục sản xuất, phục hồi kinh tế.

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Ảnh minh họa

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Ảnh minh họa

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 10 tháng năm 2021, số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và rút khỏi thị trường lên đến hơn 97.000 doanh nghiệp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cả nước có tới hơn 1,4 triệu lao động thất nghiệp, 1,3 triệu lao động phải về quê do không có việc làm và cuộc sống khó khăn.

Trong bối cảnh đó, việc Chính phủ quyết định chuyển đổi trạng thái từ “Zero Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đang có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực.

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đang bắt đầu sôi động trở lại với gần 12.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 11/2021, tổng số vốn đăng ký đạt 150.000 tỷ đồng và số lượng lao động đăng ký là 76.600 người. Dự báo, tăng trưởng kinh tế quý IV sẽ “đảo chiều” so với quý III, phục hồi lên mức 7% và đưa tăng trưởng cả năm lên khoảng 3%.

Giải pháp căn cơ với doanh nghiệp để phục hồi sau Covid-19 là phải chủ động thích ứng với dịch Covid-19, điều kiện thị trường, đổi mới toàn diện doanh nghiệp, điều chỉnh lại chiến lược, giải pháp phát triển cho phù hợp với tình hình mới, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới vào điều hành và sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất, thuế, vốn và đưa chính sách vào cuộc sống nhanh, kịp thời hơn. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, kiểm soát được tình hình dịch Covid-19, duy trì trạng thái bình thường mới và đồng hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

​Bên cạnh đó, điều cần thiết là chia nhóm doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp và hiệu quả, giúp giải quyết đúng và trúng những vướng mắc của doanh nghiệp, để tạo đà cho doanh nghiệp từng bước phục hồi và tăng trưởng.

Quan trọng hơn các cấp, các ngành cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời giải quyết những vướng mắc gây ách tắc sản xuất kinh doanh và các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, bảo đảm thủ tục nhập khẩu vật tư được nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời, các địa phương cần tập trung xử lý các điểm nghẽn, rào cản làm ảnh hưởng đến đầu tư, phát triển sản xuất của doanh nghiệp như: cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, môi trường, chính sách thuế, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số trong thời kỳ mới.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Nhiều khả năng ngành bất động sản sẽ đón 3 luật có hiệu lực trước 6 tháng

Nhiều khả năng ngành bất động sản sẽ đón 3 luật có hiệu lực trước 6 tháng

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 17:15

Nhiều khả năng, các luật này sẽ có hiệu lực từ 1/7/2024.

Chung cư Hà Nội bước vào thời kỳ 'đối nghịch', chuyên gia chỉ lối đi đưa phân khúc này giảm giá

Chung cư Hà Nội bước vào thời kỳ 'đối nghịch', chuyên gia chỉ lối đi đưa phân khúc này giảm giá

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 17:13

Mặc dù "cơn sốt" chung cư Hà Nội đang dần "hạ nhiệt", tuy nhiên trên thực tế mức giá của phân khúc này hiện vẫn neo ở mức cao.

Thủ đô Hà Nội đang sở hữu những tuyến đường 'đắt giá' nào, có công trình gần 5 tỷ đồng/m

Thủ đô Hà Nội đang sở hữu những tuyến đường 'đắt giá' nào, có công trình gần 5 tỷ đồng/m

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 17:12

Thời gian qua, Thủ đô Hà Nội đã xây dựng những tuyến đường có mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, góp phần giảm ùn tắc giao thông và làm đẹp cảnh quan đô thị.