ISO 50001 – công cụ đắc lực cho tổ chức, doanh nghiệp duy trì hệ thống quản lý năng lượng
(CL&CS) - ISO 50001 được phát triển dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục. Mô hình này đã được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. Điều này giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp quản lý năng lượng vào các nỗ lực chung của họ để cải thiện chất lượng và quản lý môi trường.
ISO 50001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý năng lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành ngày 15/6/2011. Bằng việc đưa ra các yêu cầu cần có đối với một hệ thống quản lý năng lượng, ISO 50001 là công cụ đắc lực cho mọi tổ chức, doanh nghiệp trong việc thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý năng lượng nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng.
Đồng thời tạo cơ sở cho việc tự đánh giá, tự công bố sự phù hợp, hoặc đánh giá và cấp chứng nhận về việc đáp ứng các chuẩn mực quản lý năng lượng bởi tổ chức chứng nhận.
ISO 50001 được phát triển dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục. Mô hình này đã được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. Điều này giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp quản lý năng lượng vào nỗ lực chung của họ để cải thiện chất lượng và quản lý môi trường.
Được thiết kế dựa trên mô hình PDCA (Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến), ISO 50001 có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào. ISO 50001 khi được áp dụng thực tiễn vào kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập quá trình để liên tục cải tiến các hoạt động liên quan đến năng lượng và tăng sức cạnh tranh góp phần lớn vào nâng cao năng suất.

Đối với doanh nghiệp, có nhiều yếu tố cấu thành chi phí hoạt động, trong đó chi phí sử dụng năng lượng có thể chiếm phần lớn và đóng vai trò ngày càng quan trọng khi giá năng lượng luôn có xu hướng tăng không ngừng. Các doanh nghiệp không thể kiểm soát được giá cả của nguồn năng lượng, các chính sách của Chính phủ hay toàn bộ nền kinh tế khi mà giá thành năng lượng phụ thuộc lớn vào giá thành nhiên liệu thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể cải thiện phương pháp quản lý năng lượng nhằm giảm chi phí cũng như lượng năng lượng tiêu thụ khi áp dụng ISO 50001.
Thực tế cho thấy, ISO 50001 đã đóng góp đáng kể cho sự phát triền bền vững của doanh nghiệp và ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới. Mặc dù việc áp dụng ISO 50001 nhiều khi là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp khi phải nâng cao không những năng lực quản lý mà còn cả năng lực và hạ tầng kĩ thuật với chi phí đầu tư đáng kể.
Tại Việt Nam, số lượng tổ chức, doanh nghiệp áp dụng và được chứng nhận phù hợp với ISO 50001 hiện còn khá khiêm tốn, chỉ vài chục doanh nghiệp nên hiệu quả cho việc tiết kiệm năng lượng ở nước ta chưa thực sự lớn. Tuy nhiên, tại một số quốc gia con số doanh nghiệp đã áp dụng ISO 50001 ngày một tăng cao và đã có những hiệu quả đáng kể trong vấn đề tiết kiệm năng lượng.

Theo ông Trần Quốc Dũng – Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp, năng lượng điện đang rất khan hiếm và cần có cách thức sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả, vừa phục vụ cho đời sống đồng thời giảm chi phí và đóng góp vào sự phát triển bền vững, các mục của Chính phủ đưa ra. Chính vì vậy, tiêu chuẩn ISO 50001:2018 Hệ thống quản lý năng lượng quy định việc kết hợp quản lý năng lượng vào thực tiễn hàng ngày của tổ chức, doanh nghiệp, giúp các tổ chức doanh nghiệp thiết lập hệ thống quản lý và quá trình cần thiết để cải thiện liên tục kết quả thực hiện năng lượng, bao gồm việc sử dụng năng lượng, tiêu thụ năng lượng và hiệu quả năng lượng.
Việc thực hiện tiêu chuẩn này hướng tới giảm phát thải khí nhà kính, giảm chi phí năng lượng và tác động môi trường có liên quan khác, thông qua việc quản lý năng lượng có hệ thống. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả loại hình và quy mô của tổ chức mà không phụ thuộc vào điều kiện về vị trí địa lý, văn hóa, xã hội.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và chuyển dịch năng lượng bền vững là xu hướng tất yếu tại Việt Nam nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh song song với thực hiện trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình hiện thực hóa mục tiêu kép là tăng trưởng xanh và hiện thực hóa các cam kết với quốc tế của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.Ngày 8/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 -2025 và các năm tiếp theo, trong đó khuyến khích xây dựng, triển khai áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2018 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, nhấn mạnh tăng cường thúc đẩy các kỹ thuật tiết kiệm năng lượng tiên tiến, cải tiến công nghệ trong các ngành tiêu thụ năng lượng. |
Theo VietQ.vn
- ▪ISO/IEC 42001 – Hệ thống quản lý Trí tuệ nhân tạo: Những điều cần biết
- ▪Thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý năng lượng
- ▪Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013: Đối tượng và lợi ích khi áp dụng
- ▪TCVN ISO 19011:2018 về đánh giá hệ thống quản lý: Tăng cường tính minh bạch trong doanh nghiệp
Bình luận
Nổi bật
Doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các chương trình cải tiến
sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 09:17
(CL&CS) - Doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các chương trình cải tiến năng suất, chất lượng đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.
Đảm bảo chất lượng hàng hóa để khuyến khích người Việt dùng hàng Việt
sự kiện🞄Thứ ba, 11/03/2025, 08:02
(CL&CS)- Sáng 10/3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tích hợp hệ thống quản lý và công cụ cải tiến: Giải pháp nâng cao năng suất chất lượng
sự kiện🞄Thứ hai, 10/03/2025, 13:53
(CL&CS) - Nhiều doanh nghiệp đang tích cực áp dụng mô hình tích hợp hệ thống quản lý ISO với các công cụ cải tiến năng suất chất lượng (NSCL) như 5S, 7 công cụ thống kê... để tối ưu hóa vận hành, giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.