HoREA: Giá nhà tăng liên tục dẫn đến tình trạng đầu cơ, găm giữ hàng

(CL&CS) - Theo Chủ tịch HoREA, giá nhà tăng liên tục nhiều năm qua, trên dưới 10% mỗi năm, dẫn đến tình trạng đầu cơ, găm giữ, làm méo mó thị trường và tiêu tốn nguồn lực lớn của xã hội.

Giá nhà tăng liên tục dẫn đến tình trạng đầu cơ...

Giá nhà tăng liên tục dẫn đến tình trạng đầu cơ...

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ chỉ ra và nhiều lần có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng, doanh nghiệp bất động sản xem xét là việc cần cơ cấu lại phân khúc và giảm giá bán sản phẩm. Mục tiêu để người dân có khả năng tiếp cận nhà ở và gỡ khó cho thị trường.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản đề nghị các doanh nghiệp bất động sản thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: Phải cơ cấu lại phân khúc thị trường và giảm giá bán sản phẩm nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân để cùng chung tay tháo gỡ khó khăn, giúp thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Ông Lê Hoàng Châu Chủ tịch HoREA cho rằng, các doanh nghiệp địa ốc đến nay chưa triển khai thật sự tích cực và có hiệu quả yêu cầu trên.

Cụ thể, theo ông Châu, đối với các dự án nhà ở trung và cao cấp, một số chủ đầu tư đã giảm giá bán thông qua chính sách chiết khấu, khuyến mãi, hậu mãi có lợi cho khách hàng nhưng không đáng kể. Giải pháp này cũng nhằm cố neo giữ giá nhà cho dự án.

Chủ tịch HoREA nhận định giá nhà tăng, ngoài các khoản chi phí xây dựng, nguyên vật liệu, nhân công, chi phí tài chính, quản lý đều tăng, còn có thêm những khoản không tên để dự phòng.

Giá trị các khoản dự phòng không hề nhỏ, do không hợp lệ nên không được tính vào chi phí đầu tư. Tuy nhiên, khoản này chủ đầu tư vẫn tính vào giá bán và người mua nhà phải gánh chịu.

Ngoài ra, có trường hợp dự án theo mục tiêu ban đầu là nhà ở bình dân hoặc trung cấp, sau đó lại được chủ đầu tư chuyển sang phân khúc cao hơn, thậm chí "thổi phồng" là nhà ở cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận.

Hệ quả là tình trạng lệch pha nghiêm trọng ở TP.HCM trong 5 năm trở lại đây. Kể từ năm 2020, phân khúc nhà ở cao cấp liên tục chiếm hơn 70%, trong khi nhà ở bình dân gần như biến mất ba năm gần đây.

"Giá nhà tăng liên tục nhiều năm qua, trên dưới 10% mỗi năm, dẫn đến tình trạng đầu cơ, găm giữ, làm méo mó thị trường và tiêu tốn nguồn lực lớn của xã hội", Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu nói.

Đối với các dự án nhà ở trung và cao cấp, một số chủ đầu tư đã giảm giá bán thông qua chính sách chiết khấu, khuyến mãi, hậu mãi có lợi cho khách hàng nhưng không đáng kể. Giải pháp này cũng nhằm "cố neo giữ giá" cho dự án.

Do đó, ông Châu đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản giảm giá nhà, giảm bớt kỳ vọng lợi nhuận, không neo giữ giá cao, tăng chiết khấu và có các chính sách khuyến mãi, hậu mãi kích cầu tiêu dùng trên thị trường. Điều này sẽ tạo dòng tiền và thanh khoản cho chủ đầu tư dựa trên kinh nghiệm "thà bán lỗ còn hơn vay lời".

Một số giải pháp cụ thể được ông Châu nêu ra là giảm chi phí không tên, tăng cường nguồn lực tài chính, nâng cao quản trị doanh nghiệp, áp dụng công nghệ thông tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, quản lý dự án theo quy trình khoa học (BIM)...

Ngoài ra, HoREA cũng cho rằng thị trường cần bổ sung nguồn cung nhà vừa túi tiền để tăng tính cạnh tranh cho thị trường nhà ở, góp phần giảm giá nhà. Theo đó, cơ quan quản lý cần tháo gỡ nút thắt lớn nhất là pháp lý để bổ sung nguồn cung mới.

“Để kéo giảm giá nhà ở, việc đầu tiên cần làm là tăng nguồn cung và việc đầu tiên cần làm để tăng nguồn cung là cần giải quyết dứt điểm tình trạng vướng mắc pháp lý kéo dài dẫn đến bế tắc nguồn cung nhà ở, nguyên nhân chính khiến giá nhà trên địa bàn TP.HCM leo thang.

Đồng thời, có chính sách phù hợp thúc đẩy thị trường, tập trung cho an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập thấp.

Hiệp hội đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập trung tháo gỡ các vướng mắc pháp lý để tăng nguồn cung dự án nhà ở.

Đồng thời, đề nghị Bộ Xây dựng sớm trình Chính phủ quy định chi tiết các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định tại Điều 34 Luật Nhà ở 2023, để chuẩn hóa quy trình, thủ tục hành chính xét duyệt dự án nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư có sử dụng đất.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Cận cảnh những “chiến mã” quý hiếm bậc nhất tại Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia

Cận cảnh những “chiến mã” quý hiếm bậc nhất tại Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 20:45

(CL&CS) - Những ngày qua, cộng đồng người yêu ngựa đứng ngồi không yên trước thông tin hé lộ về “thiên mã” Akhal-Teke xuất hiện tại Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia (Vinhomes Royal Island, Vũ Yên, Hải Phòng). Ngoài giống ngựa đẹp nhất hành tinh này, nhiều chiến mã uy dũng khác trong bộ sưu tập ngựa quý chỉ có duy nhất tại Vinhomes Royal Island cũng sẽ khiến nhiều người bất ngờ.

Hàng chục ngàn du khách về Novaworld Phan Thiet tận hưởng bầu không khí lễ hội Carival

Hàng chục ngàn du khách về Novaworld Phan Thiet tận hưởng bầu không khí lễ hội Carival

sự kiện🞄Chủ nhật, 28/04/2024, 15:20

(CL&CS) - NovaWorld Phan Thiet vốn đã nhộn nhịp, nay càng thêm bùng nổ khi chuỗi lễ hội Carnival 30/4 chính thức mở màn. Hàng chục ngàn du khách đổ về trải nghiệm các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn, “cháy” cùng âm nhạc đỉnh cao và ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ ngay trong ngày đầu tiên.

Bứt phá cơ hội kinh doanh tại “đảo thượng lưu” Vinhomes Royal Island

Bứt phá cơ hội kinh doanh tại “đảo thượng lưu” Vinhomes Royal Island

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 15:16

(CL&CS) - Giới đầu tư đang đổ dồn sự chú ý vào Vinhomes Royal Island - đại đô thị đẳng cấp bậc nhất khu vực giữa trung tâm thành phố cảng Hải Phòng sôi động, nơi sở hữu phố đi bộ bờ sông dài và đẹp nhất Việt Nam cùng các tổ hợp thương mại dịch vụ sầm uất, hứa hẹn mang đến tiềm năng kinh doanh bứt phá.