Hóa đơn điện tử đã đi vào cuộc sống

(CL&CS) - Theo các chuyên gia kinh tế cho rằng sử dụng hóa đơn điện tử đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người dân; theo Tổng Cục thuế kể từ 1/7/2022 thực hiện triển khai số lượng hóa đơn điện tử phát hành bình quân đạt trên 10 triệu hóa đơn/ngày.

Theo tổng cục Thuế thống kê kết quả từ ngày 01/07/2022, thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc, số lượng hóa đơn điện tử phát hành bình quân đạt trên 10 triệu hóa đơn/ngày, tăng trên 40% so với lượng hóa đơn bình quân 1 ngày của tháng 6/2022.

Hóa đơn điện tử đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân kể từ 1/7/2022.

Hóa đơn điện tử đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân kể từ 1/7/2022.

Đến hết tháng 7/2022, đã có trên 857 triệu hóa đơn điện tử được phát hành.

Trong thời gian tới, Tổng Cục thuế xác định để đáp ứng nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc, cơ quan thuế các cấp thường trực để theo dõi, giám sát hoạt động của hệ thống hóa đơn điện tử đảm bảo hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh.

Các đơn vị tiếp tục hoàn thiện,đẩy nhanh tiến độ dự án hạ tầng kỹ thuật công nghệ về hóa đơn điện tử. Trong đó, đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị, đảm bảo thông suốt hệ thống, phục vụ tốt nhất yêu cầu kỹ thuật, hạ tầng đường truyền trong quá trình hoạt động.

Trong thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ tăng cường áp dụng trí tuệ nhân tại (AI) vào công tác quản lý thuế.

Trước đó, ngày 24/2/2022, BộTài Chính đã ban hành Quyết định 206/QĐ-BTC triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Theo đó, triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thời gian thực hiện từ tháng 04/2022.

Hóa đơn điện tử mang lại cho doanh nghiệp

1, Giảm chi phí cho doanh nghiệp

2, Kiểm soát được tình hình sử hóa đơn

3, Xứ lý các nghiệp vụ hóa đơn nhanh chóng: lập, xuất, tra cứu, lên báo cáo hóa đơn

4, Cắt giảm những thủ tục rườm ra như trình ký, đóng dấu đỏ lên hóa đơn, đối soát số liệu khi lên báo cáo hóa đơn

5, Giảm sai sót về nội dung trên hóa đơn, hạn chế việc phải xóa, hủy hoặc điều chỉnh hóa đơn

6, Hạn chế tối đa các trường hợp bị CQT phạt do sai hỏng, làm mất hóa đơn

7, Kiểm soát và thu hồi công nợ nhanh chóng

8, Sử dụng hóa đơn điện tử kịp thời trong thời hạn luật yêu cầu

- Theo Chuyên gia thuế tư vấn.

Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Ngoài ra, các trường hợp là cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 17/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC và Thông tư 78/2021/TT-BTC thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Các đối tượng hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ thì thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:35

Nhìn tổng quan thị trường bất động sản quý I đầu năm nay đã có tín hiệu khởi sắc khi hàng loạt động thái trợ lực giúp thị trường bất động sản khởi sắc như chính sách ưu đãi, lãi suất ngân hàng giảm, cùng với đó, thị trường cũng ghi nhận sự tái khởi động của hàng loạt dự án cũ và nhiều chủ đầu tư rốt ráo “bung hàng.”

Doanh nghiệp bất động sản đã “bớt khổ” nhưng vẫn “còn khó”?

Doanh nghiệp bất động sản đã “bớt khổ” nhưng vẫn “còn khó”?

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:34

Đã hết quý I/2024 nhưng những khó khăn mà doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt là vẫn còn, trong đó dòng tiền vẫn là vấn đề đâu đầu với doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, thách thức cũng đồng nghĩa với việc sẽ mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp thực sự có tiềm lực khi trải qua giai đoạn khó khăn này.

Thực trạng trên thị trường bất động sản: “Càng chờ giá càng tăng”

Thực trạng trên thị trường bất động sản: “Càng chờ giá càng tăng”

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:31

Có một thực tế đang diễn ra trên thị trường bất động sản đó là thu nhập của người dân vẫn không “đuổi kịp” giá nhà. Trong khi ai cũng có tâm lý chờ giá giảm rồi mới mua nhưng trong suốt thời gian qua “càng chờ giá lại càng tăng cao”. Và cứ như thế khi tiền để dành mua nhà thì khi đó giá nhà đã ở mức cao ngất ngưởng rồi.