Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng trong bối cảnh mới
(CL&CS) - Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều tổn thất và khó khăn cho các doanh nghiệp, vì vậy, để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất chất lượng, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến hệ thống quản lý, công cụ hỗ trợ.
Các hệ thống quản lý như ISO 9000, SA 8000, ISO 14000, GMP, HACCP đã trở thành hệ thống công cụ cải tiến năng suất chất lượng quen thuộc với các doanh nghiệp. Các chương trình và công cụ cải tiến Kaizen, 5S, Lean, Lean 6 Sigma… và các công cụ quản lý khác cũng được các doanh nghiệp quan tâm và ứng dụng. Nói cách khác, việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ chính là việc đưa các ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp loại bỏ các lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, hướng mọi hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các công cụ vượt qua khủng hoảng sau đại dịch
Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm có tác động tới mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, gia tăng lợi nhuận; còn người tiêu dùng sẽ được dùng sản phẩm có chất lượng, với chi phí hợp lý; trong khi đó, người lao động gia tăng thu nhập, còn Chính phủ gia tăng nguồn thu từ thuế. Nhìn rộng ra quốc gia, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm sẽ có sự phát triển bền vững. Những lợi ích nhờ việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm đang được các quốc gia trên thế giới đẩy mạnh áp dụng, trong đó có Việt Nam, nhất là trong bối cảnh dịch nền kinh tế đất nước bị chịu ảnh hưởng nặng nề do Covid-19, nhiều doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ do sự tác động của đại dịch cũng như cạnh tranh khốc liệt với những thị trường khác trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
Là một trong những công ty sản xuất các sản phẩm may mặc, chủ yếu xuất khẩu sang nước ngoài, để đảm bảo duy trì sản xuất trong điều kiện dịch COVID-19 vừa qua, Công ty may Bắc Giang LGG đã áp dụng công cụ cải tiến như 5S, Kaizen. Theo đại diện Công ty, so với truyền thống thì việc đưa ứng dụng công nghệ số vào sản xuất có thể giúp tăng năng suất từ 5-10%, đặc biệt giúp kiểm soát hệ thống một cách thống nhất và chỉnh thể.
Trong khi đó, với mục tiêu trở thành công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực gia công và sản xuất sản phẩm nhựa, Công ty Cổ phần CNCPS đóng tại Bình Dương (CNCPS) đã áp dụng và thực hiện tốt 5S cùng Chương trình hỗ trợ áp dụng thí điểm công cụ quản lý hiệu suất tổng thể (TPM) để tiết kiệm thời gian thay đổi mã hàng và thời gian di chuyển của công nhân tới 30 phút, tạo môi trường làm việc an toàn, ngăn nắp.
Nhờ đó, sau hơn 4 tháng triển khai, OEE (chỉ số hiệu suất thiết bị tổng thể) của CNCPS đã tăng từ 51% lên 78%, thời gian dừng máy do sự cố giảm từ 5.400 phút xuống còn 1.296 phút, sự cố dừng máy trong tháng giảm từ 27 lần xuống còn 18 lần, thời gian thay khuôn giảm từ 75 phút xuống còn 45 phút và tỷ lệ hàng đạt chất lượng tăng từ 90% lên 97%, chi phí bảo trì máy giảm được 3 triệu đồng/máy/năm.
Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong ASEAN và dẫn đầu trong 29 quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp về chỉ số đổi mới sáng tạo. Bối cảnh đại dịch COVID-19 càng đặt lên áp lực thay đổi phương thức làm việc và đưa ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào sản xuất. Vì thế, công nghệ số trở thành giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm sớm phục hồi sản xuất kinh doanh.
Theo VietQ.vn
- ▪Hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
- ▪Khoa học và công nghệ tạo đột phá về chất lượng sản phẩm
- ▪Hà Nội: Hỗ trợ khoảng 1.500 doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng giai đoạn 2021-2030
- ▪Nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2030
Bình luận
Nổi bật
Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46
(CL&CS)- Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như nâng cao uy tín, tuân thủ pháp luật và cải tiến quy trình quản lý.
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14
(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.