Hiến kế triệt tiêu các chủ đầu tư trục lợi phí bảo trì chung cư 2%

(NTD) - Khoản phí bảo trì chung cư ở các dự án bất động sản lên tới hàng trăm tỷ đồng tùy vào quy mô dự án. Về nguyên tắc, khoản phí này sẽ được giao cho Ban quản trị khi được thành lập, song một số chủ đầu tư chiếm dụng luôn nguồn tiền này.

Tại tọa đàm “Vận hành bất động sản đa sở hữu: Đi tìm tiếng nói đồng thuận” tổ chức tại TP.HCM vào ngày 25/6, vấn đề chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư 2% được đưa ra mổ xẻ. Tại đây, nhiều chuyên gia bất động sản và cả chủ đầu tư đều thừa nhận: Quỹ bảo trì 2% đang là một trong những nguyên nhân dẫn tới tranh chấp tại chung cư nhiều nhất.

Số tiền quá lớn dẫn tới những tranh cãi về quản lý và sử dụng như thế nào cho phù hợp, có lợi nhất đối với cư dân, hiện luật đã có nhiều hướng dẫn song khi triển khai trên thực tế lại gặp nhiều khó khăn. Thậm chí ở một số dự án khi đã bàn giao nhà cho cư dân, Ban quản trị chung cư được thành lập, số tiền bảo trì 2% cũng không được chủ đầu tư bàn giao.

Thu-2-quy-bao-tri-chung-cu-Can-Co-quan-doc-lap-201
Quỹ bảo trì 2% là mầm mống gây mâu thuẫn tranh chấp tại chung cư

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Phú Đông Group đã nhìn nhận thẳng thắn về vấn đề này: “Tôi biết nhiều chủ đầu tư chấp nhận nộp phạt để chiếm dụng khoản phí bảo trì 2% vì số tiền phạt quá bé nhỏ so với số tiền hàng trăm tỷ đồng từ quỹ”.

Theo ông Ngô Quang Phúc, chúng ta phải giải quyết từ căn nguyên về câu chuyện tranh chấp về bàn giao vì chúng ta chưa có cách thức để bàn giao quỹ bảo trì sao cho an toàn và hợp lý nhất cho cư dân và Ban quản trị.

Ông Phúc hiến kế: “Muốn quản lý tốt quỹ bảo trì cần lập ra 2 tài khoản khi nhận nhà. Tài khoản trả tiền cho chủ đầu tư và tài khoản thuộc quản lý của chủ đầu tư nhưng tài khoản đó sẽ được phong tỏa, ngân hàng quản lý số tiền đấy. Khi nào thành lập Ban quản trị thì sẽ bàn giao số tiền đó cho Ban quản trị”.

Hiện nay, ngoài chuyện quản lý phí bảo trì thì vấn đề sử dụng quỹ bảo trì ra sao để làm dân cư cảm thấy an tâm và chủ đầu tư thấy hiệu quả cũng cần phải được quan tâm. Sử dụng quỹ bảo trì 2% phục vụ công tác bảo trì chung cư có 2 phần, bảo trì phần cứng và bảo trì phần mềm. Phần cứng là kết cấu, phần mềm là các trang thiết bị như thang máy, nếu không bảo trì thì dễ xảy ra hư hỏng, liên quan đến hệ thống phòng cháy chữa cháy, đến tính mạng con người.

“Quỹ bảo trì 2% nếu quản lý tốt ở ngân hàng thì sẽ sản sinh ra tiền lãi rất lớn. Tiền lãi đó mình linh hoạt xin ý kiến trong hội nghị chung cư để bảo trì phần mềm. Đây là cách thức để tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư và Ban Quản trị”, ông Phúc nhận định.

Nguyên Vũ

Bình luận

Nổi bật

Giá chung cư tại Đà Nẵng: Cao nhất lên đến gần 150 triệu đồng mỗi m2?

Giá chung cư tại Đà Nẵng: Cao nhất lên đến gần 150 triệu đồng mỗi m2?

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:59

Theo dữ liệu của DKRA cho thấy giá căn hộ mới ở Đà Nẵng vẫn neo cao và tiếp đà tăng nhẹ. Giá sản phẩm cao nhất lên đến gần 150 triệu đồng mỗi m2 tại quận Hải Châu.

Giải pháp giúp doanh nghiệp bất động sản đỡ “khát vốn”

Giải pháp giúp doanh nghiệp bất động sản đỡ “khát vốn”

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:59

Theo nhiều ý kiến đánh giá, Luật Đất đai năm 2024, dự kiến có hiệu lực từ 1/7, có nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều. Đây cũng được coi là giải pháp giúp các doanh nghiệp bất động sản đỡ khát vốn hơn.

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:55

(CL&CS) - Vừa qua, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã không ngừng đầu tư công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối vào hoạt động nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng.