Hệ lụy không lường trước khi siết tín dụng bất động sản

(CL&CS) - Trước thông tin siết chặt tín dụng bất động sản (BĐS) trong thời gian qua từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) với mục đích hạn chế tăng trưởng nóng của thị trường BĐS. Tuy nhiên, nếu thực hiện không khéo léo và quá “khắt khe” với nguồn vốn tín dụng có thể sẽ dẫn đến những hệ lụy tiêu cực mà nhiều chuyên gia đang quan ngại.

4

Lời kêu cứu của thị trường BĐS có được nghe thấy?

Dòng vốn chảy vào thị trường BĐS hiện nay không nhiều, nguồn vốn chủ yếu đến từ việc vay vốn tín dụng ngân hàng. Nhưng trong những tháng gần đây các ngân hàng đang có động thái siết nguồn vốn tín dụng vào BĐS để dòng tiền đi đúng hướng, hạn chế đầu cơ. Nhưng điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh “khát vốn” thị trường BĐS cũng trở nên trầm lắng hơn các giao dịch nhà đất giảm đáng kể khi nguồn vốn vay mua nhà bị hạn chế. Ngoài ra, tính thanh khoản của nhà đất trên thị trường cũng giảm dần, dòng tiền trên thị trường địa ốc suy yếu khiến các dòng vốn khác cũng có dấu hiệu e ngại, chững lại khi quyết định đầu tư vào BĐS.

Với tình hình không mấy khả quan như hiện nay, nhiều chuyên gia dự đoán rằng nếu siết tín dụng cứ kéo dài trong thời gian tới thì thị trường BĐS có thể phải giảm giá mạnh và sẽ càng khắc nghiệt hơn nếu tình hình này tiếp diễn đến cuối năm thì thị trường BĐS có thể rơi vào khủng hoảng. Đừng nói đến việc sinh lời chỉ cần giữ nguồn vốn để không bị “chôn vốn” cũng là một vấn đề khó khăn. Việc các ngân hàng ngại cho vay vốn tín dụng BĐS đã tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp khi đang chuẩn bị lên kế hoạch để phát triển dự án và cũng là một “cú đấm” mạnh vào các nhà đầu tư và những người sở hữu nhiều BĐS, nếu không đủ điều kiện tài chính để trụ vững thì nhiều khả năng sẽ phải chịu lỗ, hạ giá bán gấp là rất cao.

Trong nhiều năm qua nguồn vốn của thị trường BĐS luôn phụ thuộc nhiều vào nguồn vay vốn tín dụng ngân hàng. Trong khoảng thời gian đại dịch diễn ra, giãn cách xã hội kéo dài đã làm ảnh hưởng lớn đến rất nhiều đến nền kinh tế trong đó BĐS cũng đã chịu ảnh hưởng không ít. Chưa kể, nền kinh tế sau dịch chưa kịp phục hồi thì lại diễn ra tình trang lạm phát tăng cao.

Nguồn cung trên thị trường địa ốc luôn bị thiếu hụt những năm qua, nguyên nhân chủ yếu do các thủ tục về pháp lý, đây là vấn đề nan giải chưa thể giải quyết được trong khi nhu cầu nhà ở ngày một tăng. Hơn nữa, nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu cũng đang bị thu hẹp dần, có thể thấy nguồn vốn vào thị trường BĐS hiện nay vô cùng hạn chế vì thế nếu việc siết tín dụng cứ kéo dài liên tục thì thị trường BĐS khó mà có thể vực dậy.

Nguồn vốn của thị trường BĐS luôn phụ thuộc nhiều vào nguồn vay vốn tín dụng ngân hàng

Nguồn vốn của thị trường BĐS luôn phụ thuộc nhiều vào nguồn vay vốn tín dụng ngân hàng

Giải pháp nào cho dòng vốn vào BĐS?

Đầu năm nay tình trạng sốt đất, tăng trưởng nóng diễn ra NHNN đã đánh lên hồi chuông cảnh báo vì thế những tổ chức tín dụng khác cũng đã thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng nhất là đối với những nơi đang diễn ra tình trạng sốt đất. Kiểm tra rà soát các khoản vay hạn chế cho vay những dự án có tiềm ẩn rủi ro cao. Dẫn đến tác động không nhỏ đến thị trường BĐS, để hạn chế rủi ro đã có nhiều nhà đầu tư nhanh chóng rút hết tiền, do đó thế dòng tiền chảy vào thị trường BĐS đã ít nay còn có dấu hiệu nghẽn lại.

Theo nhiều chuyên gia dự đoán nếu tính thanh khoản vẫn cứ tiếp tục giảm, nhiều nhà đầu tư sẽ phải giảm giá để cắt lỗ tìm cách thoát hàng. Khiến cho việc giá BĐS đang trong giai đoạn tăng cao đột ngột bị xuống giá một cách bất ngờ. Nhưng điều đáng quan tâm là nếu giá thành đã giảm nhưng vẫn không có người mua thì sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

Trong thời gian gần đây các nhà đầu tư đã giảm giá bán, cắt bớt lợi nhuận thu được trước khi rơi tình trạng phải bán lỗ. Tuy nhiên, theo dự đoán nếu tình hình siết tín dụng vẫn diễn ra thì việc bán tháo BĐS sẽ gia tăng cùng với mức giá giảm cũng tăng theo, việc bán lỗ sẽ diễn ra nhanh chóng. Dòng vốn tín dụng hiện nay có xu hướng ưu tiên cho lĩnh vực kinh doanh sản xuất vì thế lĩnh vực BĐS đã không còn quá nhiều hy vọng vào nguồn vốn vay.

Nhiều dự báo lãi suất cho vay cuối năm sẽ tăng lên, để tránh nợ xấu nhiều nhà đầu tư dùng đòn bẫy tài chính quá mức đành phải thoát hàng. Phía doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn phải tìm nhiều cách như bán sỉ, chiết khấu để cải thiện dòng tiền.

Sau dự thảo sửa đổi Thông tư 39, NHNH kiểm soát việc cho vay khiến các tổ chức tín dụng e ngại khi cho vay vốn không chỉ với các doanh nghiệp địa ốc, các nhà đầu tư mà còn cả các cá nhân vay vốn để mua nhà ở. Việc tiếp cận vốn tín dụng trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trường BĐS.

Nguồn vốn tín dụng được xem là “cứu tinh” của các doanh nghiệp BĐS hiện nay, theo thống kê cho thấy có đến 80 - 85% doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tín dụng. Do đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra để đảm bảo nguồn vốn, để có cơ hội được vay vốn kịp thời các dự án phải có tính khả thi cao và doanh nghiệp uy tín, triển khai dự án đúng hẹn. Xem xét cho vay đối vơi những người tiêu dùng có nhu cầu vay để mua nhà ở thực.

Bên cạnh đó rào cản lớn nhất của thị trường bất động sản là thể chế pháp luật chưa giải quyết dứt điểm. Theo chuyên gia, phải tháo gỡ được thể chế pháp luật thì mới phát triển ổn định và bền vững. Siết vốn tiến dụng không phải là lý do duy nhất khiến thị trường BĐS gặp khó khăn nhưng đây là vấn đề chủ yếu có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng.

Nguyên Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Nội thành “chật chội”, nhà đầu tư tiềm kiếm cơ hội tại các tỉnh lân cận?

Nội thành “chật chội”, nhà đầu tư tiềm kiếm cơ hội tại các tỉnh lân cận?

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:48

Trong khi các đô thị trọng điểm về nhà ở như Hà Nội, TP.HCM vẫn khan hiếm dự án mới cũng là lúc nhà đầu tư tìm đến những nơi có nguồn cung dồi dào hơn đó là tại các tỉnh.

Lo thiếu cát cho các công trình trọng điểm, HoREA có đề xuất bất ngờ

Lo thiếu cát cho các công trình trọng điểm, HoREA có đề xuất bất ngờ

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:38

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng nếu không có đủ nguồn cát san lấp thì các dự án trọng điểm sẽ khó hoàn thành vào năm 2025. Hiệp hội này đã có đề xuất lên Thủ tướng để giải quyết nguồn cung cát.

Bắc Giang yêu cầu tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Bắc Giang yêu cầu tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:38

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang mới đây đã ban hành công văn về việc tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh.