Thứ năm, 23/06/2022, 14:07 PM

Hà Nội: Tăng cường các giải pháp tiêu thụ nông sản an toàn

(CL&CS) - Thành phố Hà Nội có dân số đứng thứ 2 cả nước với khoảng 10,7 triệu dân nên nhu cầu tiêu dùng rất lớn, nhất là các sản phẩm nông sản, thực phẩm thiết yếu. Trong những năm qua, Hà Nội đã tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn. Trong đó công tác kết nối cung cầu hàng hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Bên cạnh nhu cầu tiêu dùng lớn, Hà Nội có hệ thống hạ tầng thương mại đa dạng gồm 29 trung tâm thương mại, 141 siêu thị, 454 chợ truyền thống, trên 2.000 cửa hàng tiện ích, 56 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP... là kênh phân phối, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn.

Tại Hội thảo Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hoa - Phó Trưởng phòng Xúc tiến Thương mại, Sở Công Thương cho biết, trong những năm qua, Sở Công Thương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, trong đó công tác kết nối cung cầu hàng hóa được đặt ra là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

1

Sở Công Thương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa

Qua các giải pháp thực tế, hiệu quả, đã kết nối, giới thiệu các doanh nghiệp phân phối, siêu thị với các vùng sản xuất nông sản Hà Nội có sản phẩm mùa vụ sản lượng lớn kịp thời tiêu thụ. Sở Công Thương cũng chủ trì, phối hợp cung cấp thông tin yêu cầu, tiêu chuẩn của các kênh phân phối đối với chất lượng, quy cách sản phẩm, hàng hóa để các cơ sở sản xuất chuẩn bị phương án sản xuất phù hợp.

Cung cấp thông tin, giới thiệu danh sách các sản phẩm OCOP Hà Nội đã được đánh giá, phân hạng đến hệ thống phân phối của Hà Nội và các tỉnh, thành phố để tổ chức kết nối, tiêu thụ. Thông tin và tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất tham gia các hoạt động giao thương, hội chợ, triển lãm do Sở Công Thương tổ chức như: Hội chợ Tết; Hội chợ an toàn thực phẩm; Tuần hàng Việt, tuần hàng trái cây, nông sản, Hội chợ hàng Việt… để các đơn vị tham gia quảng bá kết nối vào các đơn vị phân phối.

Sở Công Thương cũng tích cực tổ chức, tham gia các hội nghị, hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố để hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác nguồn hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô: Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa; Tuần hàng Việt Thành phố Hà Nội cùng; Tuần hàng trái cây nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội; Hỗ trợ đoàn công tác tỉnh kết nối tiêu thụ sản phẩm đặc sản, OCOP của địa phương vào kênh phân phối tại thị trường Hà Nội; Tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam với các nhà phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội; Tổ chức đoàn cán bộ và doanh nghiệp của Hà Nội tham gia các hoạt động kết nối giao thương hàng hóa tại các tỉnh, thành phố.

Theo đại diện Sở Công Thương, trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, cần tập trung triển khai một số giải pháp, chính sách như: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá các vùng sản xuất, các sản phẩm an toàn, các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất chấp hành tốt các quy định của Pháp luật, tuân thủ các quy trình sản xuất ...để ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững.

2

Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá các vùng sản xuất, các sản phẩm an toàn, các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng

Đặc biệt, cần tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; thông tin, giới thiệu sản phẩm tới doanh nghiệp phân phối bằng hình thức phù hợp,... từ đó các đơn vị chủ động gặp gỡ, kết nối nhu cầu, đẩy mạnh hỗ trợ, liên kết để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Để tạo địa điểm bán, trao đổi hàng hóa cố định giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất có nơi trao đổi, mua bán hàng hóa thường xuyên, cần đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại (siêu thị, chợ đầu mối, chuỗi cửa hàng tiện lợi, điểm kinh doanh thực phẩm an toàn...) tại các địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực Công Thương trong đó có sản phẩm nông sản; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất chân chính cũng như người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Hảo - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội, cũng đã đề xuất một số kiến nghị để có thể đẩy mạnh việc hỗ trợ kết nối cung ứng, tiêu thụ nông sản trên địa bàn thành phố. Đó là các đơn vị, trung tâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội tạo nguồn lực tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp, trực tuyến làm thay đổi nhận thức, hành vi của phụ nữ trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm an toàn. Hỗ trợ xây dựng mạng lưới kết nối hỗ trợ tiêu thụ nông sản thông qua hệ thống tổ chức Hội, các hoạt động sự kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm an toàn của phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm ứng dụng chuyển đổi số và thương mại điện tử.

Bà Nguyễn Thị Hảo cũng đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường giám sát kiểm tra giám sát quy trình sản xuất của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, sử lý nghiêm minh, công khai các hành vi sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm không an toàn, buôn bán các các chế phẩm, độc hại gây hại cho sức khỏe cộng đồng.

Ngoài ra, cần tăng cường giám sát quy trình công nhận chất lượng sản phẩm. Kiểm tra chặt chẽ việc cho phép lưu hành các chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để người nông dân được đảm bảo an toàn khi tiếp cận sản phẩm đưa vào sản xuất và tạo ra sản phẩm an toàn thực sự cho người tiêu dùng.

Theo Lao động thủ đô

Bình luận

Nổi bật

Đưa nông sản Việt Nam lên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Đưa nông sản Việt Nam lên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:16

(CL&CS) - Chiều 20/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc và Lễ ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc”.

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13

(CL&CS) - Điểm nhấn của Online Friday 2024 chính là không gian trải nghiệm hàng Việt Nam, nổi bật bên cạnh sự tham gia của các thương hiệu nhập khẩu, chính hãng. Tại đây, bên cạnh những sản phẩm cam kết chính hãng từ các nhà bán hàng, chương trình còn giới thiệu các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao với ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn từ các nhãn hàng cũng như từ các sàn thương mại điện tử.

Đa dạng các mặt hàng đặc sản vùng miền được quy tụ tại hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

Đa dạng các mặt hàng đặc sản vùng miền được quy tụ tại hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:30

(CL&CS)- Đa dạng sản phẩm đặc trưng, đặc sản của các địa phương, sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, có nhiều sản phẩm mới với chất lượng và mẫu mã bao bì hướng tới xuất khẩu.