Thứ tư, 22/06/2022, 14:22 PM

Nông sản Việt thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, nâng cao chất lượng

(CL&CS)- Thương mại trong nước là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, góp phần quan trọng thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Thị trường trong nước với 100 triệu dân có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp nông sản. Ảnh minh họa.

Thị trường trong nước với 100 triệu dân có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp nông sản. Ảnh minh họa.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp cho biết, thị trường gần 100 triệu dân là niềm mơ ước của bất kỳ nhà phân phối hàng hóa nào. Nếu khai thác và bán được nông sản trong nước với số lượng lớn và ổn định sẽ giảm áp lực cho xuất khẩu, nhất là trong những thời điểm thị trường thế giới có biến động lớn như trong bối cảnh dịch Covid-19.

Một ví dụ cụ thể nhất là mặt hàng vải thiều tại tỉnh Bắc Giang. Năm 2021, vào đúng thời điểm thu hoạch rộ vải thiều, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu. Do đó, tỉnh đã chú trọng đến thị trường nội địa. Nhờ kênh tiêu thụ nội địa, thông qua các sàn thương mại điện tử như Voso.vn và Postmart.vn, vải thiều Bắc Giang đã được tiêu thụ thành công vượt bậc tại thị trường trong nước, chiếm 58,6% tổng sản lượng. Qua đó cho thấy, khai thác tốt thị trường trong nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhiều loại nông sản Việt.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định: “Thương mại trong nước là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, góp phần quan trọng thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bởi vậy, cần đổi mới, đa dạng hóa phương thức kinh doanh nông sản trong nước, thúc đẩy hình thành và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nông sản trong nước, xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại nông sản đồng bộ, hiện đại; khuyến khích các hình thức thương mại dựa trên nền tảng công nghệ mới, nền tảng số hóa, coi thương mại điện tử là công cụ quan trọng để hiện đại hóa thương mại”.

Muốn làm được điều đó, cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia phát triển thị trường trong nước, song song với việc giải quyết các “rào cản” đối với doanh nghiệp khi mở rộng thị trường trong nước như: vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng; thời gian hoàn thành giao dịch thanh toán tiền hàng; cách thức bảo quản nông sản tại siêu thị; các hình thức bán hàng, khuyến mãi của siêu thị…, từ đó, tạo ra “lực hút” doanh nghiệp quay về khơi thông thị trường trong nước.

Ngoài ra, một giải pháp khác để nhanh chóng phát triển thị trường trong nước là cần sự liên kết giữa doanh nghiệp trong cùng nhóm kinh doanh nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của từng doanh nghiệp và cả nhóm ngành hàng. Ở đó sẽ có sự phân chia khu vực bán sản phẩm, chủng loại, chất lượng, giá bán sản phẩm…, tạo ra mạng lưới tiêu thụ hàng nông, thủy sản rộng khắp và bền vững tại thị trường trong nước.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:03

(CL&CS) - Các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, cơ quan, địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch năm 2024, khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn mới được bổ sung.

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.