Thứ năm, 06/06/2024, 14:02 PM

Giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng mía ăn tươi tại Hòa Bình

(CL&CS)- Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất giống mía nuôi cây mô đã bước đầu phát huy được hiệu quả, cho năng suất, chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn.

Từng là cây trồng góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân trên địa bàn tỉnh, song những năm gần đây, giá trị kinh tế từ cây mía có chiều hướng suy giảm, một phần nguyên nhân là do năng suất, chất lượng mía thấp. Trước thực trạng trên, các doanh nghiệp mía đường, chính quyền địa phương và người dân đã có những giải pháp để phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía. Trong đó, chú trọng đến phát huy vai trò của các HTX nông nghiệp trong tổ chức sản xuất, chuyển giao khoa học - kỹ thuật nhằm xây dựng những vùng mía thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

Năm 2023, tổng diện tích mía toàn tỉnh đạt 6.605ha. Trong đó, diện tích mía ăn tươi (mía tím, mía ép nước) là 4.529ha (chiếm 68,6%), năng suất đạt 74,9 tấn/ha, sản lượng gần 34 ngàn tấn; giá mía thương phẩm khá ổn định và ở mức cao, thu nhập bình quân khoảng 200-250 triệu/ha (4,5-5,5 ngàn đồng/cây); tổng lượng mía xuất khẩu năm 2023 sang thị trường Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ...đạt 280 tấn đã giúp đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong nước.

mia

Công nhân công ty Đầu tư thương mại Tiến Ngân (TP Hòa Bình) sơ chế mía trắn

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh cho biết: Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất giống mía nuôi cây mô đã bước đầu phát huy được hiệu quả, cho năng suất, chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn và đang tiếp tục duy trì, phát triển nguồn giống gốc thuần chủng để cung cấp vật liệu nhân giống mở rộng diện tích cho các vụ sau. Đã hình thành một số vùng sản xuất mía ăn tươi chủ lực, có chất lượng tốt, có thương hiệu như: Vùng trồng mía các xã: Tây Phong, Nam Phong, Dũng Phong, Thu Phong, Thạch Yên của huyện Cao Phong; vùng trồng mía các xã Phong Phú, Mỹ Hòa, Trung Hòa, Phú Vinh của huyện Tân Lạc; vùng trồng mía các xã: Ân Nghĩa, Tân Mỹ, Yên Nghiệp của huyện Lạc Sơn; xã Tú Sơn huyện Kim Bôi.

Ông Nguyễn Lê Điệp, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân (phường Dân Chủ, thành phố Hòa Bình) cho biết: Những năm gần đây, tại vùng nguyên liệu mía của công ty, các hộ trồng được cán bộ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh về tập huấn kỹ thuật, cách chăm sóc cây mía. Bởi vậy, trình độ thâm canh của nông dân ngày càng nâng lên, chất lượng và năng suất mía đảm bảo, một số diện tích mía Hòa Bình đã vượt qua các yêu cầu để có thể xuất khẩu. 

17_May_2024_080323_GMT2b3260cd744dd5138c5c1

Công nhân đóng gói mía trồng tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) để xuất khẩu

Tuy nhiên, việc phát triển cây mía ăn tươi cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức như: Diện tích có hướng suy giảm, phải cạnh tranh nhiều cây trồng khác; chất lượng các giống mía cũ đã suy thoái, chưa có đủ nguồn giống bổ sung; bộ giống mía còn ít, chưa phong phú để rải vụ, thâm canh; kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh của đa số người dân chưa đồng bộ, dẫn đến chất lượng không đồng đều; quy mô phân tán, cản trở việc đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa tập trung; đầu ra không ổn định, có thời điểm giá thấp và ứ đọng do việc liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm còn rời rạc, chưa rõ nét; chưa có nhiều nhà đầu tư trong hoạt động sơ chế, chế biến.

Để nâng cao năng suất, chất lượng mía ăn tươi trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị thuộc Sở triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng mía ăn tươi tại Hòa Bình.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã rà soát tổng thể thực trạng, có đánh giá cụ thể về giống, năng suất, sản lượng mía. Lựa chọn những khu vực phù hợp theo hướng tập trung, có điều kiện thâm canh, cơ giới hóa và nước tưới để phục vụ sản xuất trong thời gian tới.

Đẩy mạnh việc hỗ trợ thành lập các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ mía, đảm bảo gắn kết người trồng mía trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ mía; Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nâng cấp, cải tiến dây chuyền công nghệ sơ chế, chế biến mía ăn tươi (nước ép mía, mía đóng gói, mía đóng lon,...).

Chủ động bố trí lồng ghép các nguồn kinh phí, đặc biệt kinh phí từ các nguồn chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình giảm nghèo bền vững, các chính sách khuyến khích phát triển vùng trồng mía tập trung để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất; đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống thủy lợi tại các vùng trồng mía trọng điểm.

Tiếp tục mở rộng diện tích mía từ giống nuôi cấy mô để nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng mía thương phẩm. trong đó chú trọng hỗ trợ người trồng mía giống trong vụ Thu và có cơ chế thu mua lại để hỗ trợ cho sản xuất đại trà trong vụ Xuân.

miaHB

Hòa Bình hướng tới phát triển bền vững cây mía, xuất khẩu ra thị trường thế giới

Phổ biến và chỉ đạo thực hiện rộng rãi quy trình kỹ thuật canh tác mía tím, đã được Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành kèm theo Quyết định số 755/QĐ-SNN, ngày 02/12/2020.  Đối với mía trồng vụ Xuân, cần đẩy mạnh các hình thức tưới chủ động để tăng tỷ lệ mọc mầm và thúc đẩy sinh trưởng của cây ngay từ đầu vụ. Đối với mía lưu gốc cần chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể cách lưu gốc đúng kỹ thuật nhằm phát huy lợi thế về sinh trưởng sớm, năng suất cao của mía lưu gốc; tại những khu vực trồng mía truyền thống, cần bố trí và hỗ trợ diện tích nhất định (khoảng 7-10% tổng diện tích mía) trồng mía vụ Thu để làm giống cho vụ xuân; tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc dùng mía cỏ, mía sâu bệnh, gãy đổ để làm giống.

Tổ chức xây dựng, quản lý tốt các chợ mía ở các vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thông thương. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm mía tím, mía trắng Hòa Bình; thông qua các phương thức hội chợ, tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến thương mại, liên doanh và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Nhân giống cây sâm cau giúp sản xuất một lượng lớn cây giống có chất lượng tốt

Nhân giống cây sâm cau giúp sản xuất một lượng lớn cây giống có chất lượng tốt

sự kiện🞄Thứ hai, 17/06/2024, 14:09

(CL&CS) - Để tăng giá trị kinh tế và bảo tồn loài cây sâm cau, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM (ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi) đã tìm cách nuôi cấy mô để duy trì nguồn dược liệu sâm cau quý này.

Áp dụng công cụ cải tiến năng suất giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Áp dụng công cụ cải tiến năng suất giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ hai, 17/06/2024, 14:07

(CL&CS) - Thời gian qua, việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cà Mau: Xây dựng vùng nuôi tôm sinh thái theo tiêu chuẩn quốc tế

Cà Mau: Xây dựng vùng nuôi tôm sinh thái theo tiêu chuẩn quốc tế

sự kiện🞄Thứ hai, 10/06/2024, 14:52

(CL&CS)-Nuôi tôm sinh thái đạt tiêu chuẩn quốc tế hiện mang lại năng suất, lợi nhuận rất cao cho người nuôi và đời sống của người dân không ngừng được cải thiện.