Thứ hai, 27/05/2024, 15:15 PM

Công cụ cải tiến - yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất

(CL&CS) - Các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hào hứng với việc áp dụng các hệ thống và công cụ này.

2

Hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp thực hiện nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh là áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng như 5S, Kaizen, Lean, Six Sigma, TPM, KPI, MFCA, BSC,... Các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất là những giải pháp giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, loại bỏ khuyết điểm, giảm lãng phí không đáng có nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Tuy nhiên, dù việc triển khai xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất đã đem lại hiệu quả thiết thực nhưng vẫn còn những doanh nghiệp áp dụng không thành công, không mang lại kết quả như mong đợi hoặc chưa thực sự “mặn mà” khi áp dụng.

Có nhiều cách lý giải nguyên nhân của vấn đề nêu trên. Theo một chuyên gia về năng suất của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, do người lãnh đạo chưa thực sự muốn thay đổi, sức ì tâm lý quá lớn dẫn đến việc thay đổi bằng lời nói nhưng hành động vẫn theo guồng cũ. Hơn nữa, hệ thống quản lý cũng có hàng chục hệ thống quản lý khác nhau, doanh nghiệp thường cảm thấy bối rối, không biết bắt đầu từ đâu, không biết lựa chọn cái gì. Bởi vậy, điều quan trọng là doanh nghiệp phải chọn đúng phương pháp và có lộ trình cụ thể.

Ngoài ra, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam (chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, vừa, siêu nhỏ) trong vị thế là doanh nghiệp gia công cho đơn hàng nước ngoài nên không ít doanh nghiệp sẽ không có động lực áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến nếu đối tác nước ngoài không yêu cầu họ cải tiến theo tiêu chuẩn sản phẩm của doanh nghiệp mẹ. Tất nhiên, bài toán “thoát cảnh gia công, lắp ráp” đã được đặt ra từ lâu, nhưng lựa chọn sự thay đổi, hướng phát triển cốt yếu vẫn là do bản thân từng doanh nghiệp thích nghi và sáng tạo.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Bình Dương: Đẩy mạnh tự động hóa, nâng cao năng suất lao động

Bình Dương: Đẩy mạnh tự động hóa, nâng cao năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/06/2024, 15:20

(CL&CS) - Để duy trì đà phát triển, Bình Dương luôn chú trọng đẩy mạnh tự động hóa trong các ngành công nghiệp sản xuất, từ đó không chỉ nâng cao năng suất lao động mà còn giảm thiểu chi phí sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Quản trị nguồn nhân lực xanh trong bối cảnh chuyển đổi số

Quản trị nguồn nhân lực xanh trong bối cảnh chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/06/2024, 14:02

(CL&CS)- Quản trị nhân lực xanh mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích thiết thực không chỉ góp phần quản lý hiệu quả và minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh, kết quả kinh doanh tăng theo chiều hướng tích cực, môi trường được bảo vệ mà còn hỗ trợ giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn và năng suất lao động được tăng cao.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La kiểm tra tiến độ triển khai đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch xoài Hôi (Muồng Khiu) trên địa bàn tỉnh Sơn La”

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La kiểm tra tiến độ triển khai đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch xoài Hôi (Muồng Khiu) trên địa bàn tỉnh Sơn La”

sự kiện🞄Thứ tư, 19/06/2024, 08:24

(CL&CS) - Vừa qua, đồng chí Nguyễn Duy Hoàng - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La cùng đoàn công tác của Sở đã đến kiểm tra tiến độ triển khai đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch xoài Hôi (Muồng Khiu) trên địa bàn tỉnh Sơn La”.