Thứ tư, 13/07/2022, 14:58 PM

Sử dụng đồ uống có đường tăng cao, người Việt đang bị bệnh tật “bủa vây”

(CL&CS) - Sau 20 năm, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam đã tăng gấp gần 10 lần. Theo các chuyên gia, điều này gây rất nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ.

Đồ uống có đường gây tác hại rất lớn đến sức khoẻ

Theo thông tin từ đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, đồ uống có đường gồm nước ngọt có ga hoặc không có ga, cà phê hòa tan, trà hòa tan, nước có pha chế hương liệu, sữa pha chế hương liệu, nước uống thể thao tăng lực...

Loại đồ uống này gây tác hại rất lớn đến sức khoẻ như thừa cân béo phì, bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá, ảnh hưởng đến hệ xương răng, bệnh tim mạch, ung thư… tuy nhiên, xu hướng tiêu thụ tại Việt Nam lại tăng lên.

Nếu như năm 2002, tại Việt Nam, trung bình mỗi người chỉ dùng 6,04 lít/năm đồ uống có đường thì năm 2021 đã tăng lên 55,78lít/năm.

3

Sau 20 năm, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam đã tăng gấp gần 10 lần. Ảnh minh họa.

ThS. BS Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện WHO tại Việt Nam cho hay, tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nhanh mức calo trong khẩu phần vì đánh lừa cảm giác no.

Đại diện WHO tại Việt Nam cũng đưa ra thông tin, đến nay tỷ lệ trẻ em và thiếu niên từ 5-19 tuổi thừa cân ở Việt Nam tăng nhanh (hiện tăng 11,1%), trong đó có nguyên nhân một phần từ sử dụng đồ uống có đường.

Một khảo sát trong học sinh, sinh viên gần đây cho thấy cứ 3 bạn có 1 bạn uống nước ngọt có ga trong 30 ngày qua.

Liên quan đến vấn đề sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam, theo PGS. TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong một phân tích gộp kết quả từ 88 nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng nước ngọt với việc tăng năng lượng và trọng lượng cơ thể.

Các nghiên cứu ở trẻ em và người lớn đã chỉ ra rằng, ở những người thừa cân việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường có thể giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Một nghiên cứu kéo dài trên 8 năm với 50.000 phụ nữ có và không có thói quen uống nước ngọt cho thấy, những phụ nữ uống nhiều hơn 1 lon nước ngọt/ngày đã tăng tới 8kg trọng lượng cơ thể. Trong khi giảm tiêu thụ nước ngọt chỉ tăng 2,8kg. Với mỗi lon nước ngọt uống thêm mỗi ngày, nguy cơ bị béo phì tăng 60% trong 1,5 năm.

Việc uống trung bình 1 lon đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc chết vì nhồi máu cơ tim cao hơn 20% so với những người khi sử dụng đồ uống này. Đáng chú ý, việc tiêu thụ đồ uống có đường cũng làm tăng nguy cơ bị ăn mòn răng, dễ sâu răng và tăng nguy cơ loãng xương.

Sự cần thiết hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Tại Việt Nam, hiện trung bình một người Việt tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa là 50g một ngày và cao gần gấp đôi so với mức nên tiêu thụ mỗi ngày và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ là dưới 25g một ngày theo khuyến cáo của WHO.

Nhằm hạn chế tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì, PGS. TS Trương Tuyết Mai khuyến cáo, trẻ em từ 2-18 tuổi, hạn chế lượng đường tiêu thụ xuống dưới 25mg mỗi ngày và chỉ giới hạn không quá 235 ml đồ uống có đường mỗi tuần.

Theo khuyến cáo của WHO lượng đường tự do trong khẩu phần của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày để có các lợi ích tăng thêm về sức khoẻ tương đương dưới 25-50g đường tự do mỗi ngày với người lớn và dưới 12-25g đường mỗi ngày với trẻ em.

Đặc biệt, PGS.TS Trương Tuyết Mai cũng nhấn mạnh trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.

Chia sẻ kinh nghiệm trên thế giới về việc hạn chế sử dụng đồ uống có đường, theo các chuyên gia, một số nước đã dán nhãn dinh dưỡng cảnh báo các sản phẩm đồ uống có đường; kiểm soát quảng cáo thực phẩm không lành mạnh trong đó có đồ uống có đường…

Việt Nam cần sớm ban hành quy định bắt buộc phải dán nhãn dinh dưỡng cho sản phẩm trong đó có công bố hàm lượng đường; quy định về dán nhãn cảnh báo dinh dưỡng mặt trước của sản phẩm nhiều đường, nhiều năng lượng.

Đồng thời cũng cần sớm ban hành các chính sách nhằm hạn chế quảng cáo, tài trợ, khuyến mại các sản phẩm đồ uống có đường đặc biệt là cho trẻ em; đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng; cần đánh thuế với đồ uống có đường ở mức độ tối thiểu...

Theo Nhà báo và công luận

Bình luận

Nổi bật

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận: Chú trọng thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận: Chú trọng thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

(CL&CS) - Thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân được chú trọng thực hiện nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, phát huy hiệu quả trong các nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn đời sống cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

Cảnh giác trước quảng cáo đào tạo nghề thẩm mỹ với hình ảnh trái phép

Cảnh giác trước quảng cáo đào tạo nghề thẩm mỹ với hình ảnh trái phép

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:14

Dù không được uỷ quyền hay liên kết tuyển sinh, đào tạo nghề thẩm mỹ nhưng nhiều cơ sở spa, “học viện” ở TPHCM đua nhau “mọc lên” rồi dùng hình ảnh của một số trường nghề để tuyển học viên.

Hơn 1.200 ca nhập viện do thuốc lá điện tử trong một năm

Hơn 1.200 ca nhập viện do thuốc lá điện tử trong một năm

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:55

(CL&CS) - Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua đã có hơn 1.200 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử. Số lượng các quốc gia và vùng lãnh thố áp dụng chính sách cấm sản phẩm thuốc lá điện tử đang tăng lên.