Thứ năm, 06/06/2024, 08:00 AM

Giải pháp đổi mới sáng tạo quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển bền vững

(CL&CS)- Sáng ngày 5/6, Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức Diễn đàn “Đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển bền vững” nhằm cung cấp thông tin chính sách và các điều kiện hỗ trợ cụ thể từ cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp.

Phát biểu tại Diễn đàn “Đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển bền vững”, bà Đỗ Thị Phương Lan, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo cho biết, thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng, ngày 11/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg về “Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo(ĐMST) đến năm 2030”.

Trong đó, đặt ra mục tiêu nâng cao đóng góp của khoa học và công nghệ và ĐMST vào tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các viện nghiên cứu và trường đại học, hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, tổ chức trong doanh nghiệp.

z5509137322727_5ef97c35a4ef35ac6b670afbba71ebf8

Bà Đỗ Thị Phương Lan, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Để có thể hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra, thời gian qua, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ đã được ban hành và có những tác động tích cực giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, cũng như năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; hướng mạnh việc gắn nhiệm vụ khoa học và công nghệ với sản phẩm đầu ra, với thực tiễn và thị trường; kiên trì thực hiện trao quyền tự chủ tối đa cho các tổ chức khoa học và công nghệ gắn với trách nhiệm giải trình; khuyến khích doanh nghiệp và khu vực tư nhân thành lập viện nghiên cứu và doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Đến nay, đã hình thành các kênh tài chính hỗ trợ viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp thông qua hệ thống các quỹ quốc gia về khoa học và công nghệ.

Đánh giá về trình độ phát triển tương quan giữa các khu vực của Việt Nam, hiện nay, đầu tàu của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST vẫn là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo Trung tâm Nghiên cứu và Lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu (Startup Blink), 2 thành phố này nằm trong top 200 thành phố có hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST năng động nhất toàn cầu trong năm 2023 (TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 114, Hà Nội đứng thứ 174).

Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực xây dựng khung pháp lý khuyến khích đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, song theo các chuyên gia vẫn cần có sự hoàn thiện trong thời gian tới.

Bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ, hiện nay, chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số đã được ban hành khá đầy đủ, đồng thời, đã xây dựng công cụ, nền tảng số, cơ sở dữ liệu chuyển đổi số, xây dựng và triển khai đào tạo chuyển đổi số cho doanh nghiệp, cho chuyên gia tư vấn chuyển đổi số, cũng như triển khai hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho doanh nghiệp về chuyển đổi số …

huong

Bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ tại diễn đàn

Nhờ đó, có hơn 13.800 doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc được đào tạo trực tiếp về chuyển đổi số; gần 400 doanh nghiệp được hỗ trợ chuyên sâu xây dựng và triển khai lộ trình chuyển đổi số, 28 doanh nghiệp được đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp cho về chuyển đổi số; Mạng lưới hơn 120 tổ  chức, cá nhân cung  cấp giải pháp, tư vấn, đào tạo chuyển đổi số được sàng lọc, thành lập, đào tạo và kết nối với cộng đồng doanh nghiệp …

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sau khi có Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Đầu tư, Nghị quyết số 98 của Quốc hội…, các cơ chế, chính sách đã bao phủ hơn về ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm ĐMST. Việc quy định ưu đãi đầu tư cho các trung tâm ĐMST do doanh nghiệp thành lập là một bước tiến lớn trong chính sách. Phát triển hệ thống ĐMST quốc gia và các hệ thống ĐMST ngành, vùng, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh, Nhà nước thực hiện định hướng, điều phối, kiến tạo môi trường thể chế, chính sách thuận lợi cho hoạt động hiệu quả của toàn hệ thống”.

z5509292918755_1986f1c0fea958034a9780365d81da5e

Các diễn giả, chuyên gia, doanh nghiệp đã cùng nhau thảo luận, nhằm tìm ra những giải pháp để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Việt Nam

Tại Diễn đàn, ông Đỗ Tiến Thịnh đã đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi, trong đó, cần kết hợp giữa các xu thế quốc tế và trong nước (về kỹ thuật: như các công nghệ mới; về kinh tế: như kinh tế số, kinh tế chia sẻ; về xã hội: như vấn đề an ninh thông tin cá nhân, cân bằng cuộc sống, già hóa dân số; về môi trường: như xu thế quản lý hiệu quả nguồn lực khan hiếm) và thế mạnh của Việt Nam hoặc từng địa phương, từng doanh nghiệp (hạ tầng công nghiệp, nguồn nhân lực…) để lựa chọn con đường thực hiện ĐMST.

Bên cạnh phát biểu của các diễn giả về đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số nói trên, các diễn giả, chuyên gia, doanh nghiệp đã cùng nhau thảo luận, nhằm tìm ra những giải pháp để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Việt Nam.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm

sự kiện🞄Thứ tư, 27/11/2024, 10:19

(CL&CS)- Đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị, cải tiến mô hình quản trị, áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng là một trong những nhân tố hạt nhân then chốt giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Doanh nghiệp nâng cao niềm tin từ khách hàng và đối tác nhờ tích hợp ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013

Doanh nghiệp nâng cao niềm tin từ khách hàng và đối tác nhờ tích hợp ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013

sự kiện🞄Thứ ba, 26/11/2024, 08:32

(CL&CS) - Hiện nay, việc tích hợp ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2013 mang lại một hệ thống quản lý chất lượng và bảo mật thông tin đồng bộ, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí, nâng cao uy tín và bảo vệ thông tin của khách hàng. Đồng thời, việc này cũng giúp doanh nghiệp duy trì sự phát triển bền vững, tuân thủ quy định pháp lý và quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao sức canh tranh trên thị trường nhờ công cụ 5S

Doanh nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao sức canh tranh trên thị trường nhờ công cụ 5S

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Các chuyên gia năng suất, chất lượng đánh giá, việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ chính là việc đưa các ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp loại bỏ các lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, hướng mọi hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đặc biệt nhờ vào công cụ 5S.