Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 9 triệu đồng/lượng, người dân có nên mua vào?

(CL&CS) - Từ đầu năm đến nay, giá vàng trong nước tăng 2,9% trong khi giá vàng thế giới lại giảm 7,4% khiến chênh lệch giữa hai thị trường lên mức cao nhất trong lịch sử. Điều này đồng nghĩa với việc mua vàng vật chất để kiếm lời là rất khó khăn.

Hiện nay, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới gần 9 triệu đồng/lượng.

Hiện nay, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới gần 9 triệu đồng/lượng.

Sáng 10/10, Tập đoàn Doji công bố giá bán lẻ vàng miếng SJC tại Hà Nội ở mức 56,95 triệu đồng (mua vào) - 57,9 triệu đồng/lượng (bán ra). Không thay đổi so với thời điểm đóng cửa ngày 9/10 và chênh lệch giữa chiều mua - bán là 0,95 triệu đồng/lượng.

So với mức giá 55,4 triệu đồng/lượng (mua vào) - 56,25 triệu đồng/lượng (bán ra) vào thời điểm kết thúc năm 2020, thì vàng miếng SJC niêm yết tại Doji ở thời điểm hiện tại đã tăng giá 2,9%.

Đóng cửa phiên cuối tuần, giá vàng thế giới giao ngay trên trang Kitco ở mức 1.757,1 USD/t oz, giảm 7,4% so với giá đóng cửa cuối năm 2020.

Như vậy, giá vàng trong nước đã đi ngược xu hướng với giá vàng thế giới. Giá vàng trong nước tăng 2,9% trong khi thế giới giảm 7,4%. Điều này khiến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ngày càng cao.

Sau khi trừ chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và thuế nhập khẩu thì giá vàng thế giới tại Việt Nam vào khoảng 48,93 triệu đồng/lượng. Tính ra, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới khoảng 8,97 triệu đồng/lượng - mức chênh lệch này thuộc dạng cao nhất nhì trong lịch sử.

Ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia tài chính, nhận định, hiện nay, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới khoảng 9 triệu đồng/lượng. Nhà đầu tư mua vàng vật chất sẽ cầm chắc lỗ vì mức đắt hơn 9 triệu đồng/lượng. Chỉ khi giá vàng thế giới tăng thì khoảng chênh này được thu hẹp.
Có những thời điểm giá vàng thế giới tăng nhưng giá vàng Việt Nam hầu như không tăng hoặc tăng rất ít. Thậm chí đã từng có lúc giá vàng thế giới cao hơn giá vàng trong nước. Nhưng hiện tượng này xuất hiện chưa đến 10 lần trong một thập kỷ vừa qua và là một giai đoạn cực ngắn. Còn thông thường giá Việt Nam luôn luôn cao hơn giá vàng thế giới. Còn cao hơn 9 triệu đồng/lượng mới chỉ xảy ra lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây.

Giá vàng trong nước cao nhất trong lịch sử quanh quẩn mức 70 triệu đồng/lượng mới xảy ra vào năm vừa rồi còn thường xuyên là dưới mốc 50 triệu đồng/lượng. Hơn 10 năm trước, giá vàng trong nước mới chỉ hơn 10 triệu đồng/lượng nên đây có thể gọi là lần đầu tiên trong lịch sử có mức chênh nhiều như thế.

Giả sử vì một lý do nào đó trong tương lai, chênh lệch này quay về bằng 0 thì việc mua vàng ở thời điểm hiện tại sẽ khiến nhà đầu tư bị lỗ ngay 9 triệu đồng.

Ngoài việc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 9 triệu đồng/lượng, ông Phan Dũng Khánh còn lưu ý, chênh lệch mua - bán giá vàng trong nước rất cao như hiện nay là 0,95 triệu đồng/lượng nhưng có nhiều thời điểm chênh lệch lên tới hàng triệu đồng/lượng. Điều này có nghĩa, nhà đầu tư mang vàng vừa mua ra khỏi tiệm đã phải chịu lỗ vài trăm ngàn thậm chí hàng triệu đồng cho mỗi lượng.

Ông Phan Dũng Khánh kết luận, mua vàng vật chất có điểm lợi duy nhất là đảm bảo được đồng tiền và chống lạm phát nhưng trong thời điểm từ nay đến cuối năm, thậm chí sang năm sau, lợi thế để nhà đầu tư mua vàng vật chất gần như không có.

Các thức quy đổi giá vàng quốc tế sang giá vàng Việt Nam:

Hiện nay đơn vị mua bán vàng trên thế giới là troy ounce (t oz).

1 t oz = 31,1034768 grams, 1 chỉ vàng = 3,75 grams.

Bước 1: Xác định giá vàng quốc tế tại thời điểm muốn quy đổi, đơn vị là USD/t oz;
Bước 2: Tính giá trị của vàng quốc tế bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm, đơn vị là USD/t oz. Hiện nay chi phí vận chuyển là 0,75 USD/t oz, bảo hiểm là 0,25 USD/t oz. Khi đó giá vàng sẽ là giá ở bước 1 cộng thêm 2 khoản phí ở bước 2;
Bước 3: Tính giá vàng đã có ở bước 2 với chi phí thuế nhập khẩu là 1%. Tới bước này ta đã tính được giá cả của 1 t oz khi về đến Việt Nam.

Bước 4: Quy đổi giá cả cho 1 oz vàng thành 1 lượng vàng, đơn vị (USD/lượng). Trong đó, 1 t oz = 8,29426 chỉ vàng và 1 lLượng = 1,20565 t oz;

Bước 5: Lấy kết quả từ bước 4 nhân với giá niêm yết bán USD của ngân hàng Việt Nam ra được giá 1 lượng vàng thô tính theo VND, đơn vị VND/lượng;

Bước 6: Lấy kết quả từ bước 5 cộng thêm phí gia công, hiện nay theo SJC thì phí gia công là 60.000 VND/lượng, đơn vị VND/lượng.

Giá vàng Việt Nam = ((Giá vàng quốc tế + phí vận chuyển + bảo hiểm)*101%/100%*1,20565*tỷ giá) + phí gia công.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:38

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.