Giá trị thương hiệu Viettel đạt gần 9 tỷ USD
(CL&CS)- Giá trị thương hiệu Viettel vừa được Brand Finance – công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới định giá 8,758 tỷ USD (tăng 2,697 tỷ USD, gần 45% so với năm 2021).
Theo xếp hạng "Bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2022" (Global500), Viettel đứng ở vị trí 227, tăng 99 bậc so với năm trước. Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới, định giá 355 tỷ USD. Theo sau đó là Amazon và Google.
Trên thế giới, có 22/36 thương hiệu viễn thông lớn tăng về thứ bậc. Ba thương hiệu viễn thông hàng đầu thế giới là Verizon, Deutsche Telekom và AT&T. Viettel đứng ở vị trí thứ 18 và là thương hiệu tăng trưởng tốt nhất.

Viettel tiếp tục duy trì vị trí số 1 về thương hiệu viễn thông tại Đông Nam Á và nằm trong top 3 thương hiệu giá trị nhất khu vực.
Cũng theo công bố của Brand Finance, nguyên Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel Lê Đăng Dũng được xếp vị trí 130 trong số 250 CEO hàng đầu thế giới về thương hiệu. Ông Lê Đăng Dũng là CEO duy nhất của Đông Nam Á có mặt trong bảng xếp hạng. Trong lĩnh vực viễn thông, ông Dũng đứng thứ 4.

Đây là năm đầu tiên Brand Finance mở rộng khái niệm về chỉ số giám hộ thương hiệu (Brand Guardianship Index). Bảng xếp hạng công nhận những người đang xây dựng giá trị doanh nghiệp một cách bền vững, bằng cách cân bằng nhu cầu của tất cả các bên liên quan: Nhân viên, nhà đầu tư và xã hội.
Tại Việt Nam, Viettel vẫn duy trì vị thế dẫn đầu và là nhà mạng có chất lượng tốt nhất Việt Nam. Đến nay, Viettel là nhà cung cấp phủ sóng 5G lớn nhất với 150 trạm tại 16 tỉnh/thành phố.
Trung Kiên
Bình luận
Nổi bật
Vinamilk chi 4.180 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông vào 23/5, tỷ lệ 20%
sự kiện🞄Thứ sáu, 09/05/2025, 16:55
(CL&CS) - CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) thông báo ngày 23/5, cổ đông của công ty sẽ nhận được cổ tức còn lại (lần 1) của năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, cổ đông sở hữu cổ phiếu được nhận 2.000 đồng.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân
sự kiện🞄Thứ sáu, 09/05/2025, 16:55
(CL&CS) - Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.
ĐHĐCĐ BIC: Đặt mục tiêu lãi 710 tỷ, tăng vốn khủng thêm 72%
sự kiện🞄Thứ sáu, 09/05/2025, 16:54
(CL&CS)- Năm 2025, BIC đặt ra các mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, với doanh thu phí bảo hiểm riêng của công ty mẹ sẽ đạt 5.600 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với năm 2024. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đặt mục tiêu 710 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.