Eximbank sẽ truy thu tiền thù lao ứng trước cho HĐQT, BKS

(NTD) - Trong giai đoạn năm 2013-2015, thù lao của Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) Eximbank dựa trên 1,5% của lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, với lợi nhuận còm cỏi vài chục tỷ đồng/năm nhưng HĐQT và BKS "lỡ tay" nhận trước tiền tỷ, nay họ sẽ phải trả lại cho Eximbank hàng chục tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) Lê Minh Quốc cho rằng HĐQT và BKS trong thời kỳ 2013-2015 đã nỗ lực để lãnh đạo ngân hàng nhưng kết quả kinh doanh không đạt được như kế hoạch đề ra. Do vậy, mức ứng trước thù lao cho HĐQT và KBS đã vượt quá mức được hưởng theo quy định.

Ông Lê Minh Quốc cho rằng cần phải có một mức thù lao tối thiểu để đảm bảo hoạt động của HĐQT và BKS nên ngân hàng sẽ trình đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 phê duyệt tổng mức thù lao giai đoạn 2013-2015 là 14 tỷ đồng/năm và tổng mức thù lao được chia đều cho các thành viên trong từng nhóm. Trong đó, HĐQT nhận 10 tỷ đồng/năm và BKS là 4 tỷ đồng. Trong 3 năm này, HĐQT và BKS đã nhận vượt 51.885.119.766 đồng, Eximbank sẽ yêu cầu cac thành viên HĐQT và BKS phải nộp lại.

Năm 2013

Trong năm này, lợi nhuận sau thuế đạt 658,7 tỷ đồng nên thù lao của HĐQT và BKS sẽ được nhận là 9.880.590.000 đồng. Tuy nhiên, HĐQT và BKS đã nhận 34.396.179.271 đồng nên số tiền chi vượt là 24.515.589.271 đồng.

HĐQT gồm: Chủ tịch Lê Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Naoki Nishizawa, Phó Chủ tịch Hà Thanh Hùng (bổ nhiệm vào 25/4/2013), Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Thông (bổ nhiệm vào 20/12/2013), Phó Chủ tịch Trương Văn Phước (từ nhiệm vào 5/9/2013), thành viên Hoàng Tuấn Khải, thành viên Đặng Anh Mai (bổ nhiệm vào 26/4/2013), thành viên Lawrence Justin Wolfe (bổ nhiệm vào 26/4/2013), thành viên Philip Simon Rupert Skevington (từ nhiệm vào 26/4/2013) thành viên Nguyễn Ngọc Ban (từ nhiệm vào 3/12/2013).

BKS Eximbank gồm: Trưởng ban Đặng Hữu Tiến, thành viên Nguyễn Hồng Long, thành viên Nguyễn Thị Phụng. Như vậy, với đề xuất của ông Lê Minh Quốc thì các cá nhân trong HĐQT, BKS Eximbank vẫn nhận thù lao khủng khi mức tối thiếu là 1,33 tỷ đồng/người/năm.

Đoàn Chủ tọa
Các thành viên HĐQT Eximbank tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2014 tổ chức vào ngày 28/4/2014

Năm 2014

Eximbank chỉ đạt 56,084 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế nên quỹ thù lao chỉ là 841.260.000 đồng. Tuy nhiên, thù lao đã thực chi là 34.898.847.127 đồng, chi vượt 34.057.587.127 đồng.

HĐQT gồm: Chủ tịch Lê Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Naoki Nishizawa, Phó Chủ tịch Hà Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Thông, Phó Chủ tịch Hoàng Tuấn Khải, Phó Chủ tịch Đặng Phước Dừa (bổ nhiệm vào 28/4/2014), Phó Chủ tịch Phạm Hữu Phú (bổ nhiệm vào 28/4/2014), thành viên Đặng Anh Mai, thành viên Lawrence Justin Wolfe.

BKS gồm: Trưởng ban Đặng Hữu Tiến, Phó Trưởng ban Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng ban Trần Lê Quyết (bổ nhiệm ngày 28/4/2014), thành viên Nguyễn Thị Phụng.

Năm 2015

Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 39,994 tỷ đồng nên quỹ thù lao được hưởng là 599.910.000 đồng. Tuy nhiên, thù lao thực chi là 24.590.093.368 đồng, chi vượt 23.990.183.368 đồng.

HĐQT nhiệm kỳ cũ (đến ngày 15/12/2015) gồm: Chủ tịch Lê Hùng Dũng, Phó Chủ tịch thường trực Hà Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Naoki Nishizawa, Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Thông, Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Thông, Phó Chủ tịch Hoàng Tuấn Khải, Phó Chủ tịch Đặng Phước Dừa, Phó Chủ tịch Phạm Hữu Phú, thành viên Đặng Anh Mai, thành viên độc lập Lawrence Justin Wolfe.

HĐQT nhiệm kỳ mới (từ ngày 15/12/2015) gồm: Chủ tịch Lê Minh Quốc và các thành viên: Đặng Anh Mai, Naoki Nishizawa, Nguyễn Quang Thông, Hoàng Tuấn Khải, Ngô Thanh Tùng, Cao Xuân Ninh, Yasuhiro Saitoh, Lê Văn Quyết.

BKS nhiệm kỹ cũ (đến ngày 15/12/2015) gồm: Trưởng ban Đặng Hữu Tiến, Phó Trưởng ban Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng ban Trần Lê Quyết (bổ nhiệm ngày 28/4/2014), thành viên Nguyễn Thị Phụng.

BKS nhiệm kỳ mới (từ ngày 15/12/2015) gồm: Trưởng ban Trần Lê Quyết và 4 thành viên: Trịnh Bảo Quốc, Đặng Hữu Tiến, Phạm Thị Mai Phương, Trần Ngọc Dũng.

Trong giai đoạn 2013-2015, tổng thù lao đã nhận vượt cần phải thu hồi là 82.563.359.766 đồng. Nếu đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 phê duyệt đề xuất thù lao HĐQT, KBS giai đoạn 2013-2015 là 14 tỷ đồng/năm thì các nhân sự trên phải nộp lại số tiền 51.885.119.766 đồng. Đây là số tiền không hề nhỏ nếu so với lợi nhuận sau thuế năm 2015 chưa đến 40 tỷ đồng.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 28/04/2024, 16:13

Anh từng chia sẻ, gia đình anh trước đây rất khó khăn, bản thân anh cũng là người đầu tiên trong nhà có cơ hội đi học đại học.

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.