EVN hợp tác với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để đổi mới hoạt động đo lường trong sản xuất, kinh doanh
(CL&CS)- Ngày 5/4/2022, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN).
Tham dự hội nghị, về phía Bộ KH&CN có ông Đỗ Hồng Giang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế; về phía Tổng cục TCĐLCL có TS. Hà Minh Hiệp – Phó tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục và lãnh đạo các đơn vị chức năng.
Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ông Võ Quang Lâm – Phó tổng giám đốc, đại diện Tổng công ty Điện lực thành viên, các Ban thuộc Tập đoàn.
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Hà Minh Hiệp – Phó tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục TCĐLCL cho biết, đo lường là lĩnh vực khoa học kỹ thuật chính xác, là hoạt động không thể thiếu đối với đời sống kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, an ninh và quốc phòng. Trong nhiều năm qua, EVN đã tích cực tham gia hoạt động đo lường nhằm đảm bảo, duy trì độ chính xác của phương tiện đo trong thanh toán, mua bán điện năng với hơn 29,8 triệu khách hàng sử dụng điện trên cả nước, đứng đầu khu vực ASEAN.
Theo ông Hiệp, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, việc ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của CMCN 4.0, đo lường ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm vật tư, năng lượng; đẩy mạnh phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo; là công cụ đắc lực góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển của DN.
Cũng tại Lễ ký kết, ông Võ Quang Lâm - Phó tổng giám đốc EVN cho biết, tính đến cuối năm 2021, tổng công suất hệ thống điện đạt 76.620 MW, quy mô hệ thống điện Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang bán điện trực tiếp tới gần 29,8 triệu khách hàng sử dụng điện, cũng như phục vụ điện cho gần 100 triệu dân trên cả nước.
Trong nhiều năm qua, EVN đã đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc CMCN 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như triển khai mạnh các chương trình chuyển đổi số với mục tiêu tổng quát là "cơ bản hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2022 và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số vào năm 2025" với 100 mục tiêu cụ thể.
Một trong các mục tiêu là xây dựng nền tảng số, hệ sinh thái số kết nối với nền tảng CSDL quốc gia, các đối tác và kết nối với khách hàng sử dụng điện. Hiện, EVN đã thực hiện kết nối với các nền tảng dữ liệu quốc gia: Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Hệ thống hoá đơn điện tử của Tổng cục Thuế; hệ thống Cổng dịch vụ công/Trung tâm hành chính công của các tỉnh/thành phố; kết nối với nền tảng thanh toán của các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán và các đơn vị cung cấp dịch vụ mobile money.
Theo ông Lâm, với mong muốn nâng cao sự hợp tác nhằm đẩy mạnh triển khai Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các nội dung hợp tác cụ thể giữa EVN và STAMEQ: - Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điện năng. - Xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường tại các doanh nghiệp thành viên của EVN trong các lĩnh vực: sản xuất, truyền tải, kinh doanh phân phối điện năng; sản xuất, kinh doanh thiết bị điện; cung cấp dịch vụ thí nghiệm, đo lường, thử nghiệm, kiểm tra điện. - Xây dựng kế hoạch hỗ trợ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện, chuẩn đo lường; thiết bị đo, thử nghiệm/thí nghiệm/kiểm tra; phép đo, phương pháp đo của các đơn vị, doanh nghiệp thành viên của EVN đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, kinh doanh. - Phối hợp tổ chức các hội thảo, hội nghị, diễn đàn nghiên cứu khoa học, các khóa đào tạo quốc tế về đo lường điện tại Việt Nam; giới thiệu cán bộ kỹ thuật đi đào tạo về đo lường điện tại nước ngoài. - Phối hợp trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo, chuyển giao công nghệ về đo lường điện với các cơ quan, tổ chức đo lường các quốc gia/nền kinh tế trong khu vực và thế giới bảo đảm tuân thủ pháp luật về an toàn, an ninh quốc gia. |
Trung Kiên
- ▪Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển Nhà máy thông minh
- ▪Bộ NN-PTNT và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên ký kết biên bản ghi nhớ
- ▪Ký kết hợp tác giữa Vĩnh Phúc và Tochigi vì sự phát triển thịnh vượng chung của hai địa phương
- ▪Liên hiệp hội Việt Nam và Hội đồng Dân tộc ký kết hợp tác giai đoạn 2021-2026
Bình luận
Nổi bật
Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:07
(CL&CS)- Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng.
Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21
(CL&CS) - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã chủ động áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.