Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu
(CL&CS) - Dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam mở tuyến liên vận quốc tế để khai thác hiệu quả tuyến này.
Đây là khẳng định của Bộ GTVT trong công văn báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ một số nội dung Đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan tới hồ sơ chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được gửi tới Tổng thư ký Quốc hội.
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, phương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu.
Cụ thể, đối với khu vực phía Bắc, từ tổ hợp Ngọc Hồi, ga Thường Tín, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam kết nối liên vận quốc tế với Trung Quốc thông qua tuyến vành đai phía Đông (nối ga Ngọc Hồi với ga Kim Sơn); ga Kim Sơn kết nối tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi Hà Khẩu - Trung Quốc và kết nối với ga Yên Thường đi Nam Ninh - Trung Quốc thông qua tuyến Hà Nội - Lạng Sơn.
Tại Khu vực miền Trung, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam kết nối liên vận quốc tế với Lào tại ga Vũng Áng thông qua tuyến Mụ Giạ - Vũng Áng - Viêng Chăn.
Tại Khu vực miền Nam, đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam kết nối vào ga Trảng Bom thông qua tuyến nhánh, từ ga Trảng Bom đã quy hoạch tuyến đường sắt kết nối với ga An Bình để đi Campuchia qua tuyến đường sắt TP. HCM - Lộc Ninh và tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài.
Trong quá trình khai thác, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mở tuyến liên vận quốc tế như đã triển khai hiện nay để khai thác hiệu quả tuyến đường sắt này.
Tại báo cáo này, Bộ GTVT cũng đã làm rõ ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc đánh giá khả năng tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam và làm rõ trường hợp nếu như không được nước ngoài chuyển giao công nghệ thì giải pháp thay thế cũng như khả năng tự chủ nội địa hóa công nghệ đường sắt tốc độ cao của Việt Nam sẽ như thế nào.
Theo Bộ GTVT, hiện nay, công nghiệp đường sắt trong nước mới chỉ đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa đường sắt hiện hữu, đóng mới toa xe hàng, toa xe khách với tốc độ dưới 120 km/h.
Theo kinh nghiệm quốc tế, để phát triển công nghiệp đường sắt đòi hỏi các quốc gia phải làm chủ công nghệ lõi, có nền công nghiệp phụ trợ phát triển và đặc biệt là cần có nguồn vốn rất lớn để đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất.
Do đó, các quốc gia đều rất cân nhắc khi quyết định lựa chọn phạm vi phát triển công nghiệp đường sắt vì việc chuyển giao công nghệ chỉ hiệu quả khi quy mô thị trường đủ lớn.
Trong dự án đã nghiên cứu, đưa ra một số chính sách, điều kiện về chuyển giao công nghệ; đồng thời, Bộ GTVT cũng đã làm việc với một số doanh nghiệp trong nước như Tổng Cục công nghiệp - Bộ Quốc phòng, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Thành Công,... để định hướng các doanh nghiệp có chiến lược và chủ động chuẩn bị nguồn lực tham gia quá trình triển khai và phát triển công nghiệp đường sắt sau này nhằm đạt được các mục tiêu định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2045.
Tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, trong bước tiếp theo, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ lưỡng hơn về khả năng tự chủ đội địa hóa công nghệ đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng thống nhất với ý kiến của đại biểu trong việc đề cao tính tự lực tự cường trong thực hiện Dự án.
Căn cứ trình độ và định hướng phát triển các ngành công nghiệp, quy mô thị trường, dự kiến đề xuất ràng buộc điều kiện phải chuyển giao công nghệ và xây dựng định hướng phát triển công nghiệp đường sắt đến năm 2045 như sau: làm chủ về công nghiệp xây dựng; lắp ráp trong nước và từng bước nội địa hóa phương tiện đối với đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; sản xuất trong nước và từng bước nội địa hóa linh kiện phần cứng, phần mềm về thông tin, tín hiệu và hệ thống cấp điện; làm chủ toàn bộ công tác vận hành, bảo trì, sửa chữa đối với đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Cát Tường
- ▪Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
- ▪Không lỡ nhịp với “đại công trường” hạ tầng giao thông, bất động sản khu Nam Tp.HCM trở lại đường đua cuối năm
- ▪Chủ tịch Hà Nội nói về tình trạng giao thông 'nút thắt cổ chai' ở Thủ đô
- ▪Huyện đất liền nhỏ nhất Việt Nam chỉ rộng hơn 60km2, là đầu mối giao thông quan trọng, đang phấn đấu lên quận
Bình luận
Nổi bật
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:54
(CL&CS) - Dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam mở tuyến liên vận quốc tế để khai thác hiệu quả tuyến này.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01
(CL&CS) - Thảo luận tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sáng 13/11, giáo sư Hoàng Văn Cường (nguyên Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng thành công xây dựng đường dây 500kV mạch ba cho thấy để triển khai nhanh, hiệu quả bắt buộc phải làm chủ công nghệ.
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:20
(CL&CS) - Hà Nội vừa họp xem xét thông qua một số nội dung của Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề án được dự kiến trình HĐND Thành phố xem xét, quyết định vào tháng 12/2024. Theo đó, giải pháp thu phí vào nội đô đối với phương tiện cá nhân lại được hoàn thiện thêm một bước.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.