4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp
(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.

Năng suất có ý nghĩa then chốt để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. (Ảnh minh họa).
Năng suất là thước đo hiệu quả của một hoạt động, vì vậy nó có ý nghĩa then chốt để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
Về mặt toán học, năng suất được tính bằng đầu ra chia cho đầu vào. Trong đó, đầu ra là hàng hoá được sản xuất ra hoặc những dịch vụ được cung cấp. Nó có thể biểu hiện dưới dạng đơn vị hiện vật như số lượng tấm thép, m3 gỗ, số tấn,... hoặc biểu hiện dưới dạng giá trị bằng tiền. Để có thể thống nhất trong việc tính toán, khi đo năng suất thường sử dụng giá trị bằng tiền để tính đầu ra: ví dụ như tổng giá trị sản lượng, tổng đầu ra, giá trị gia tăng.
Đầu vào là các nguồn lực được sử dụng để tạo ra hàng hoá, dịch vụ. Các yếu tố đầu vào gồm lao động, vốn, nguyên vật liệu, năng lượng... Thông thường đầu vào về lao động được tính bằng số lượng lao động hoặc số giờ công lao động. Trong khi đầu vào về vốn, nguyên vật liệu, năng lượng được tính theo giá trị bằng tiền.
Các chuyên gia đánh giá, việc đo lường năng suất sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu cho tổ chức để lập mục tiêu và giám sát việc thực hiện, giúp cho việc bộc lộ những khu vực có vấn đề và đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh tế, căn cứ trên kết quả đánh giá lên được các kế hoạch cải tiến và cải tổ tổ chức.

Phân tích là bước quan trọng nhất trong quá trình đánh giá năng suất doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)
Để triển khai đo lường năng suất, cần thực hiện qua 4 bước như sau: Bước 1 là Chuẩn bị dữ liệu - Chuẩn bị các bảng báo cáo tài chính của tổ chức/doanh nghiệp như: bảng tổng kết tài sản, bảng thông báo lỗ lãi, bảng kết toán sản xuất để làm các dữ liệu đầu vào cho việc phân tích. Các dữ liệu đầu vào cho các chỉ tiêu năng suất được lựa chọn.
Bước 2 là Tính toán - Dựa vào các dữ liệu trên đây, tính số liệu trung gian: tổng đầu ra, nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào, giá trị gia tăng, tổng đầu vào, tổng chi phí sản xuất và các số liệu có liên quan khác. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng để phân tích, tính toán các tỷ số năng suất liên quan.
Bước 3 là Phân tích - Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình đánh giá năng suất doanh nghiệp. Việc phân tích năng suất sẽ bộc lộ những mức thay đổi, những xu hướng tăng, giảm, phát triển hoặc suy thoái, mức độ tổ chức/doanh nghiệp đạt được so với tiêu chuẩn ngành hoặc so sánh với công ty khác. Khi phân tích có thể dựa trên ý nghĩa, mức độ tăng giảm của từng chỉ tiêu để thấy được xu hướng, hoặc xem xét mối liên hệ giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác để có thể nhìn nhận được thực sự vấn đề đã tác động đến sự tăng giảm của năng suất.
Bước cuối cùng là cải tiến và duy trì - Sử dụng các kết quả phân tích để bộc lộ vấn đề cần cải tiến, từ đó lập kế hoạch và tập trung các nguồn lực vào việc cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.
Theo VietQ.vn
- ▪Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp
- ▪Tăng chi phí đất đai: Áp lực lớn cho doanh nghiệp và thị trường địa ốc?
- ▪Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất
- ▪Hà Nội phấn đấu có hơn 1.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong năm 2025
Bình luận
Nổi bật
Ứng dụng bộ ba 7QC Tools, TPM, Lean để nâng cao năng suất, kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp Việt
sự kiện🞄Thứ tư, 18/06/2025, 12:54
(CL&CS) - Giữa dòng chảy chuyển đổi để thích ứng với thời cuộc, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng bộ ba công cụ gồm 7 công cụ kiểm soát chất lượng (7QC Tools), Bảo trì năng suất toàn diện (TPM) và Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing). Khi được áp dụng đồng bộ, ba công cụ này tạo nên một hệ thống cải tiến toàn diện, giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng ngay từ gốc, loại bỏ lãng phí và tối ưu hóa hiệu suất sản xuất.
Doanh nghiệp sử dụng công cụ cải tiến và hệ thống quản lý phù hợp mang lại hiệu quả bền vững
sự kiện🞄Thứ ba, 17/06/2025, 11:09
(CL&CS) - Hiện nay, việc doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và công cụ cải tiến không chỉ là xu hướng, mà đã trở thành yếu tố sống còn để tồn tại và phát triển bền vững.
KPI trong ngành dược: Từ đo lường đến bứt phá hiệu suất
sự kiện🞄Thứ bảy, 14/06/2025, 09:25
(CL&CS) - Trong môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt là trong ngành dược phẩm với những quy định chặt chẽ và yêu cầu cao về chất lượng, việc đo lường, đánh giá hiệu suất là vô cùng quan trọng. Đây chính là lúc Chỉ số hiệu suất chính (KPI) phát huy vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp để tối ưu và tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.