Thứ tư, 13/11/2024, 15:01 PM

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: "Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án"

(CL&CS) - Thảo luận tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sáng 13/11, giáo sư Hoàng Văn Cường (nguyên Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng thành công xây dựng đường dây 500kV mạch ba cho thấy để triển khai nhanh, hiệu quả bắt buộc phải làm chủ công nghệ.

"Thay vì thụ động thuê nhà thầu nước ngoài và mua từng tuyến, chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án. Nếu cứ phụ thuộc vào nước ngoài, việc hoàn thành toàn tuyến đường sắt cao tốc sẽ có thể kéo dài vô thời hạn", giáo sư Hoàng Văn Cường thông tin.

ĐƯỜNG SĂTS

Phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại

Theo ông Hoàng Văn Cường, Chính phủ cần xác định "không quan trọng là công nghệ nước nào, nhưng bắt buộc khi ký hợp đồng phải chuyển giao công nghệ cho Việt Nam". Việc chuyển giao công nghệ là yếu tố cốt lõi trong dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Việt Nam cần chủ động đàm phán để đảm bảo rằng các nhà thầu nước ngoài chia sẻ đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để đơn vị trong nước nâng cao năng lực và tự chủ trong quá trình thực hiện dự án.

Khi đó, Việt Nam đảm bảo được thời gian hoàn thành đúng theo tiến độ và chủ động trong quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống, tránh phụ thuộc vào nước ngoài. Việc này sẽ tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, ông Nguyễn Phi Thường đã chỉ ra một trong những thách thức lớn đối với việc phát triển hệ thống đường sắt tại Việt Nam đó là sự thiếu đồng bộ về công nghệ. Kinh nghiệm từ các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM cho thấy mỗi dự án lại sử dụng một công nghệ khác nhau, gây khó khăn cho việc kết nối và vận hành thống nhất hệ thống.

Hoạt động chuyển giao công nghệ trong các dự án đường sắt hiện nay mới chỉ tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực vận hành, chưa thực sự đi sâu vào việc chuyển giao công nghệ sản xuất thiết bị. Phụ thuộc vào nhập khẩu thiết bị từ nước ngoài không chỉ gây tốn kém mà còn hạn chế khả năng tự chủ trong bảo trì, sửa chữa.

Vì vậy theo ông Thường, chuyển giao công nghệ không chỉ dừng lại ở làm chủ khai thác vận hành, mà phải bao gồm cả khâu sản xuất, lắp đặt trang thiết bị, đặc biệt là các công nghệ cốt lõi như tàu điện, đường ray và hệ thống tín hiệu. "Phí chuyển giao công nghệ là một trong những khoản chi phí lớn, quan trọng cần được xác định trong dự án", Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội góp ý.

Cát Tường

Bình luận

Nổi bật

Công an TP Hà Nội lắp đặt 3.700 camera giám sát tích hợp ứng dụng AI

Công an TP Hà Nội lắp đặt 3.700 camera giám sát tích hợp ứng dụng AI

sự kiện🞄Thứ hai, 31/03/2025, 08:17

(CL&CS)- Công an thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý an ninh trật tự với việc triển khai 3.700 camera giám sát tích hợp trí tuệ nhân tạo.

Thủ tướng: Thần tốc, đột phá hơn nữa để thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

Thủ tướng: Thần tốc, đột phá hơn nữa để thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

sự kiện🞄Chủ nhật, 30/03/2025, 10:18

(CL&CS) - Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn.

GSM và SAMCO hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xe buýt điện tại TP.HCM

GSM và SAMCO hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xe buýt điện tại TP.HCM

sự kiện🞄Chủ nhật, 30/03/2025, 09:14

(CL&CS) - Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM và Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO) chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy quá trình chuyển đổi toàn bộ xe buýt tại TP.HCM sang xe buýt điện, hướng tới mục tiêu không phát thải vào năm 2030. Đây là dấu mốc quan trọng trong lộ trình xanh hóa hệ thống giao thông công cộng tại đô thị lớn nhất cả nước.