Thứ tư, 13/11/2024, 08:20 AM

Thu phí phương tiện vào nội đô (?)

(CL&CS) - Hà Nội vừa họp xem xét thông qua một số nội dung của Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề án được dự kiến trình HĐND Thành phố xem xét, quyết định vào tháng 12/2024. Theo đó, giải pháp thu phí vào nội đô đối với phương tiện cá nhân lại được hoàn thiện thêm một bước.

Đường vành đai 3 Hà Nội thường xuyên trong tình trạng quá tải phương tiện. Ảnh: S.T

Đường vành đai 3 Hà Nội thường xuyên trong tình trạng quá tải phương tiện. Ảnh: S.T

Thành phố sẽ xây dựng 87 trạm thu phí ô tô cá nhân, tính từ Vành đai 3 trở vào (số trạm được đơn vị tư vấn mới đây đề nghị tăng lên 100), mức phí ô tô loại tiêu chuẩn (từ 12 chỗ ngồi trở xuống) đi vào nội đô từ 50.000 đến 100.000 đồng/lượt. Với giải pháp trên, dự kiến nội đô sẽ giảm khoảng 20% lượng xe không có nhu cầu đi vào nội đô, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông.

Người dân thường xuyên tham gia giao thông tại Thủ đô một lần nữa không khỏi băn khoăn bởi mỗi lần bàn thảo về giải pháp này thì một câu hỏi vẫn luôn được đặt ra là việc hạn chế phương tiện cá nhân thì người dân sẽ đi bằng gì? Giao thông công cộng là lời giải gần như duy nhất nhưng hiện loại hình này vẫn đầy bất cập. Giao thông công cộng mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đi lại của người dân, trong nhiều năm qua tỷ lệ này chậm được cải thiện, trong tương lai tỷ lệ này cũng chưa thể tăng nhanh vì tiến độ phát triển hạ tầng giao thông công cộng như hiện nay chưa thể tạo bước tiến nhanh cho tỷ lệ này.

Như vậy, vấn đề đặt ra là hiệu quả của giải pháp có góp phần đáng kể giảm ùn tắc trong khi phần đông người dân tham gia giao thông dù không muốn vẫn phải lựa chọn phương tiện cá nhân để đi lại. Hơn nữa, khi tiến hành thu phí, có thể việc né tránh các điểm thu sẽ làm giao thông thêm rối loạn, gia tăng khả năng ùn tắc. Không ít ý kiến cũng đặt vấn đề: liệu có công bằng khi lấy Vành đai 3 làm ranh giới thu phí, nhất là với người dân sống dọc tuyến này, trong khi các tuyến đường hai bên Vành đai này đều có sự tắc nghẽn lớn.

Nhìn thẳng thực tế, Hà Nội cần có hạ tầng giao thông công cộng đáp ứng phần lớn nhu cầu đi lại của người dân khi tiến hành các biện pháp hạn chế phương tiện vào nội đô hoặc Thành phố cần có một lộ trình phát triển hạ tầng giao thông công cộng phù hợp với lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân vào tuyến đường, các khu vực nội đô. Bên cạnh đó, với các giải pháp trực tiếp hỗ trợ khi hạn chế phương tiện cá nhân vào nội đô, Thành phố cần có những giải pháp đột phá, căn cơ về quy hoạch, bố trí dân cư để hạn chế quá tải hạ tầng đô thị, mật độ dân cư quá cao tại khu trung tâm của Thành phố.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01

(CL&CS) - Thảo luận tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sáng 13/11, giáo sư Hoàng Văn Cường (nguyên Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng thành công xây dựng đường dây 500kV mạch ba cho thấy để triển khai nhanh, hiệu quả bắt buộc phải làm chủ công nghệ.

Thu phí phương tiện vào nội đô (?)

Thu phí phương tiện vào nội đô (?)

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:20

(CL&CS) - Hà Nội vừa họp xem xét thông qua một số nội dung của Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề án được dự kiến trình HĐND Thành phố xem xét, quyết định vào tháng 12/2024. Theo đó, giải pháp thu phí vào nội đô đối với phương tiện cá nhân lại được hoàn thiện thêm một bước.

Tác động tích cực của đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam đối với KTXH nước ta

Tác động tích cực của đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam đối với KTXH nước ta

sự kiện🞄Thứ tư, 06/11/2024, 13:50

(CL&CS) - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam có tác động trực tiếp đến khoảng 7-8 lĩnh vực.