Thứ năm, 21/11/2024, 09:16 AM

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(CL&CS) - Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.

Ngày 20/11, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội đã đi kiểm tra việc triển khai thực hiện Cuộc vận động trên địa bàn huyện Đông Anh.

Đoàn công tác do ông Nguyễn Sỹ Trường - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn.

Hỗ trợ gắn tem truy xuất nguồn gốc 100% các sản phẩm OCOP

Báo cáo với đoàn công tác, ông Đặng Minh Thắng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện Đông Anh cho biết: Với sự vào cuộc đồng bộ, bài bản, quyết liệt của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của 24 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện Cuộc vận động.

1

Ông Nguyễn Sỹ Trường - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Xác định công tác tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Cuộc vận động, năm 2023 - 2024, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động huyện đã tổ chức được 30 cuộc tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là các doanh nghiệp, các nhà sản xuất về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động.

Thông qua các hội nghị, tập huấn, phát tờ rơi tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng, về dùng hàng Việt, nhân dân trên địa huyện cơ bản nắm và hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, hiểu được quyền và lợi ích của mình trong lĩnh vực tiêu dùng để biết cách xử lý hay phản ánh, phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước bảo vệ chính mình và người tiêu dùng khác. Tỷ lệ người dân mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam ngày càng tăng.

Thông qua đẩy mạnh tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, huyện đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức, đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, nhân dân; góp phần quảng bá cho các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, mở rộng kênh phân phối hàng Việt, từ đó nâng cao nhận thức về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt Nam của người Việt Nam.

Năm 2023 - 2024, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện Đông Anh đã tiến hành kiểm tra việc triển khai thực hiện Cuộc vận động tại 4 xã và 12 doanh nghiệp; thường xuyên phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 9 tăng cường kiểm tra, kiểm soát về chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2023 - 2024. Từ đó, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời giúp các đơn vị sản xuất, kinh doanh nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật.

2

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội nghe báo cáo việc triển khai thực hiện Cuộc vận động trên địa bàn huyện Đông Anh.

Kết quả đáng ghi nhận là đến nay, huyện Đông Anh có 146 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và nâng cấp, trong đó có 60 sản phẩm 4 sao, 86 sản phẩm 3 sao, chủ yếu là các sản phẩm nhóm ngành thực phẩm, sản phẩm ngành thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm được công nhận tiêu chuẩn OCOP của huyện Đông Anh đã được các cơ quan, doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại tín nhiệm đặt hàng, năng suất, hiệu quả trên sản phẩm ngày càng được nâng cao.

Cùng với đó, UBND huyện cũng chú trọng chỉ đạo tăng cường liên kết chuỗi cung ứng hàng hóa, hàng nông sản thực phẩm của các doanh nghiệp phân phối gắn với quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng 70% nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn.

“Bên cạnh việc kết nối cung cầu sản phẩm tại địa chỉ http//:da.check.net.vn, huyện Đông Anh còn hỗ trợ gắn tem truy xuất nguồn gốc đối với 100% các sản phẩm, sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 710 sản phẩm đăng ký mã QR Code trên hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản check.net.vn. Qua đó, giúp quản trị tốt quá trình sản xuất, chống hàng giả, hàng kém chất lượng và kết nối cung cầu thị trường”, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động huyện Đông Anh Đặng Minh Thắng cho biết.

Thúc đẩy tiêu dùng xanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường

Kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Sỹ Trường - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội ghi nhận các kết quả của huyện Đông Anh trong triển khai Cuộc vận động. Các hoạt động đều tổ chức đều bài bản, hiệu quả; trong đó tăng cường liên kết các chuỗi hàng hóa, vừa giúp doanh nhiệp, vừa phục vụ đời sống dân sinh, thông qua các doanh nghiệp tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội đề nghị huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách liên quan tới Cuộc vận động; có chiến dịch, chiến lược cho từng đối tượng; vận động cán bộ, đảng viên tham gia Cuộc vận động; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong phương thức tuyên truyền.

3

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội khảo sát thực tế tại hai doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trên địa bàn xã Vân Hà, huyện Đông Anh.

Cùng đó quan tâm hỗ trợ các hộ sản xuất, doanh nghiệp nâng cao chất lượng, đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối nguồn lao động chất lượng cao; đào tạo tập huấn chuyên sâu hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Đặc biệt cần quan tâm nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước; mời doanh nghiệp trên địa bàn huyện tham gia cuộc bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố cũng đề nghị huyện Đông Anh tăng cường kiểm tra, giám sát việc xử lý các hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái làm ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt; phát huy vai trò của các thành viên trong Ban Chỉ đạo trong triển khai các hoạt động; thúc đẩy tiêu dùng xanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường... qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trong khuôn khổ chương trình kiểm tra, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Thành phố đã tới khảo sát thực tế tại hai doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trên địa bàn xã Vân Hà, huyện Đông Anh. Tại đây, đoàn công tác ghi nhận các doanh nghiệp phát triển tốt, tạo việc làm cho đông đảo người đân trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm; tích cực trong triển khai các hoạt động đẩy mạnh quảng bá sản phẩm tới đông đảo người dân trên cả nước, như: Áp dụng hình thức livestream bán hàng; tăng cường tham gia quảng bá các sản phẩm làng nghề tại các sự kiện của địa phương và Thành phố.

Đại diện các doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ về nhân lực để phát triển các mảng truyền thông quảng bá sản phẩm; hỗ trợ về mặt bằng để khắc phục tình trạng cơ sở manh mún, khó quản lý như hiện nay… Đồng thời mong muốn Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các cấp tăng cường các biện pháp tuyên truyền, quảng bá chương trình; phối hợp các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, tránh hàng nhái, hàng giả trên sàn thương mại điện tử.

Theo Lao động thủ đô

Bình luận

Nổi bật

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:16

(CL&CS) - Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.

Hưng Yên có 271 sản phẩm OCOP được công nhận

Hưng Yên có 271 sản phẩm OCOP được công nhận

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận. Trong đó, có 225 sản phẩm đạt 3 sao và 46 sản phẩm đạt 4 sao của 109 chủ thể gồm: 53 hợp tác xã, 13 doanh nghiệp, 12 tổ hợp tác và 31 hộ kinh doanh.

Áp thuế VAT 5% với phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững

Áp thuế VAT 5% với phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22

(CL&CS) - Theo Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, trong điều kiện hiện nay, việc sửa đổi Luật Thuế 71 theo hướng áp GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón là rất phù hợp. Khi đó, cả "3 nhà" là nhà nông, Nhà nước và doanh nghiệp (DN) đều được hưởng lợi.