Thứ tư, 26/05/2021, 17:54 PM

Dự báo xuất khẩu tôm tăng 20% trong quý 2

(CL&CS) - VASEP dự báo trong quý 2/2021, tổng giá trị xuất khẩu tôm có thể tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước do giá trị xuất khẩu ở hầu hết thị trường sẽ phục hồi hoặc tăng trưởng dương.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 961,9 triệu USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ 2020.

Theo VASEP, kết quả này phản ánh sự nắm bắt nhạy bén thị trường của các doanh nghiệp tôm Việt Nam để vượt qua trở ngại của nhiều làn sóng Covid-19.

Tính riêng trong tháng 4/2021, duy chỉ giá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc - Hồng Kông và Nga giảm lần lượt 9,4% và 9% so với cùng kỳ năm 2020, các thị trường xuất khẩu khác trong top 10 đều tăng trưởng dương khả quan.

Tính đến hết tháng 4/2021, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường khối CPTPP đạt 297,2 triệu USD, tăng 7,6% và chiếm gần 31% tổng giá trị xuất khẩu tôm.

Trong tháng 4/2021, giá trị xuất khẩu sang thị trường lớn nhất khối là Nhật Bản đã tăng gần 6%, đạt 177,9 triệu USD (trước đó trong quý 1/2021, thị trường nhập khẩu tôm sú hàng đầu này của Việt Nam có giá trị xuất khẩu giảm 4% so với cùng kỳ năm trước).

Một thị trường nổi bật trong khối thị trường CPTPP trong 4 tháng đầu năm nay là Australia có giá trị xuất khẩu khá ấn tượng với 54,7%, tăng 65,5%. Trong đó, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia trong tháng 4 tăng rất mạnh 177,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo VASEP xuất khẩu tôm khởi sắc là nhờ sự nắm bắt nhạy bén thị trường của các doanh nghiệp tôm Việt Nam để vượt qua trở ngại của nhiều làn sóng Covid-19. Ảnh: VASEP

Theo VASEP xuất khẩu tôm khởi sắc là nhờ sự nắm bắt nhạy bén thị trường của các doanh nghiệp tôm Việt Nam để vượt qua trở ngại của nhiều làn sóng Covid-19. Ảnh: VASEP

Tại Mỹ - EU, trong quý 1 đầu năm nay, nhiều nhà nhập khẩu dự đoán rằng, hai thị trường nhập khẩu tôm lớn của thế giới là Mỹ và EU sẽ là hai thái cực trái ngược hoàn toàn.

Theo VASEP thì sau khi triển khai tiêm vaccine nhanh chóng cho người dân thì nền kinh tế Mỹ đang phục hồi nhanh chóng, do vậy tiêu thụ sản phẩm tôm chế biến và giá trị gia tăng của Mỹ đang tăng lên từng ngày thúc đẩy nhập khẩu tăng theo, giá nhập khẩu trung bình tốt. Hiện nay, Việt Nam đang là thị trường cung cấp tôm lớn thứ 4 của thị trường Mỹ (sau Ấn Độ, Ecuador, Indonesia). Dự báo trong quý tới, nhập khẩu tôm của Mỹ còn tăng trưởng liên tục.

Tính đến hết tháng 4/2021, tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 198 triệu USD, chiếm 20,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước.

Còn với thị trường EU, nhiều chuyên gia thị trường nhận định rằng, năm 2021 sẽ là năm nhập khẩu tôm của EU giảm và giảm theo tốc độ của năm đầu tiên ảnh hưởng bởi Covid (2020). Tuy vậy, tính tới hết tháng 4/2021, tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU vẫn đạt 145,7 triệu USD, tăng 18,5%. Riêng tháng 4/2021, giá trị xuất khẩu đạt gần 50 triệu USD, tăng 45,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàn Quốc - Trung Quốc và Hồng Kông là hai thị trường nhập khẩu tôm khá lớn tại châu Á với sức tiêu thụ khá lớn và ổn định, tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm nay đạt 98,5 triệu USD, giảm nhẹ 0,7% còn Trung Quốc - Hồng Kông đạt 98 triệu USD, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo VASEP thì thời gian này, xu hướng gia tăng sản phẩm tôm nhập khẩu của hai thị trường này khác biệt nhau, trong khi Hàn Quốc đang gia tăng nhâp khẩu tôm chân trắng từ Việt Nam thì Trung Quốc lại tăng nhập khẩu các sản phẩm tôm biển.

Từ tình hình trên, VASEP nhận định, xuất khẩu tôm Việt Nam kể từ tháng 4/2021 đã bắt đầu có nhiều dấu hiệu tích cực ở một số thị trường lớn. Dự báo trong quý 2/2021, tổng giá trị xuất khẩu tôm có thể tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước do giá trị xuất khẩu ở hầu hết thị trường sẽ phục hồi hoặc tăng trưởng dương.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58

(CL&CS) - Thứ cây xòe bẹ mập mọng nước này trồng xen trong vườn cà phê, ai ngờ chị nông dân Lâm Đồng có thu nhập tốt.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - ISO 3834 không phải là một tiêu chuẩn sản phẩm nhưng nó thường được sử dụng như những yêu cầu của sản phẩm, được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp hàn, nhằm để kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng. Những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường.

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng (VLXD), ngày 01/11/2024 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BXD như một giải pháp đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao vị thế ngành trên thị trường quốc tế.