Thứ tư, 02/12/2020, 13:48 PM

Cần chú trọng xuất khẩu tôm sang thị trường ASEAN

(CL&CS) - Tính tới tháng 10 năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN đạt 37,5 triệu USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN từ đầu năm tới nay không ổn định tuy nhiên đây được coi là thị trường tiềm năng, cần được quan tâm nhiều hơn.

Thị trường ASEAN còn nhiều dư địa để phát triển. Ảnh: NN

Thị trường ASEAN còn nhiều dư địa để phát triển. Ảnh: NN

Singapore và Campuchia là hai thị trường đơn lẻ nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất trong khối ASEAN, lần lượt chiếm 48% và 19% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN. Tính tới tháng 10 năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Singapore đạt 18,2 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái và thị trường Campuchia đạt 7,2 triệu USD, tăng 2.149%.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN từ đầu năm đến nay không ổn định, chỉ tăng trưởng dương trong các tháng 2, 3 và 4/2020, các tháng còn lại đều giảm. Một phần nguyên nhân là do dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng tới nhu cầu và hoạt động vận chuyển hàng hóa. Đáng chú ý, xuất khẩu tôm sang Campuchia tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên doanh nghiệp chọn xuất theo đường chính ngạch nhiều hơn thay vì xuất theo đường biên mậu như trước đó.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang ASEAN những sản phẩm như tôm chân trắng tươi đông lạnh, tôm chân trắng PDTO tươi đông lạnh, tôm chân trắng PD tươi đông lạnh, tôm sú HOSO tươi đông lạnh, tôm chân trắng lột vỏ còn đuôi đông lạnh, tôm thẻ tẩm bột đông lạnh, tôm chân trắng lột vỏ bỏ đầu chừa đuôi đông lạnh, tôm chân trắng sushi luộc đông lạnh, tôm viên phô mai tẩm bột…

Từ năm 2009-2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN tăng 133%, từ 23,4 triệu USD lên 54,4 triệu USD và đây được coi là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam.

Cộng đồng ASEAN (AEC) được thành lập từ ngày 31/12/2015. AEC sẽ tạo ra thị trường chung, không còn rào cản hàng hóa, dịch vụ, vốn... Hàng hoá ở các nước thành viên ASEAN sẽ có mức thuế ưu đãi như nhau.

ASEAN là thị trường tiềm năng nhưng chưa được đầu tư nhiều. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cần cân nhắc việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh phụ thuộc vào một số thị trường chính.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 08:55

(CL&CS) - Sáng ngày 22/4, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn “Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn” nhằm phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin về nhãn hàng hoá, các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm: ghi nhãn, yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Các nhà nghiên cứu ở Bỉ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải tiến hương vị bia, tuy nhiên họ nhận định kỹ thuật của người nấu bia vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP".