Đôn đốc công tác phòng chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, khu công nghiệp
(CL&CS) - Chiều ngày 2/3, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên về công tác phòng chống dịch COVID-19, nhất là tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong đợt dịch COVID-19 ở Hải Dương lần này, ca bệnh đầu tiên xuất hiện là một công nhân ở KCN Chí Linh, Hải Dương. Do vậy, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế nhận thấy rõ ngoài việc tăng cường kiểm tra phòng chống dịch bệnh nói chung ở cộng đồng thì cần đôn đốc công tác phòng chống dịch trong lĩnh vực công nhân viên chức, người lao động tại nơi làm việc.
Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp với chủng biến thể mới, có mức độ lây nhiễm cao, có nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) cũng đã có văn bản đề nghị UBND của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra và đôn đốc các cơ sở lao động trên địa bàn quản lý nghiêm túc thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”. Đặc biệt chỉ đạo công tác tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Các doanh nghiệp phải yêu cầu người sử dụng lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thưởng xuyên kiểm tra và nhắc nhở người lao động thực hiện nghiêm yêu cầu “5K” trong phòng, chống dịch (khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập, khoảng cách, khai bảo y tế). Yêu cầu người lao động cài đặt ứng dụng truy vết Bluezone và thường xuyên bật Bluetooth để ứng dụng hoạt động hiệu quả, nhằm cảnh báo sớm nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm, người nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 để giúp cơ quan chức năng phát hiện, truy vết nhanh những người có khả năng bị lây nhiễm…
Hơn 32.300 người tại 180 doanh nghiệp đã được xét nghiệm
Ông Nguyễn Quang Lâm – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên cho biết, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Hải Dương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai 109 chốt phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tỉnh Hưng Yên ghi nhận 02 ca COVID-19 tại cộng đồng. Toàn tỉnh hiện đang đang cách ly 3.755 người, trong đó: Cách ly tại cơ sở y tế 20 người; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 3.700 người....
Về phòng chống dịch bệnh tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên dã phối hợp với cơ sở xét nghiệm đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định đang triển khai công tác xét nghiệm cho người lao động. Đến nay, có 180 doanh nghiệp với 32.391 người được xét nghiệm.
Theo ông Lâm, xét về mức độ an toàn tỉnh Hưng Yên đang xếp thứ nhất toàn quốc, tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ sở chưa đăng ký đánh giá, 45 cơ sở chưa đánh giá và 28 cơ sở không an toàn. Trong thời gian tới, cần tiếp tục triển khai công tác đanh giá an toàn Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch thường xuyên, đúng mực, không gây hoang mang, lo lắng cho người dân; yêu cầu người dân thực hiện khai báo y tế, cài đặt ứng dụng Bluezone; thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K, nhất là đeo khẩu trang nơi công cộng, không tụ tập đông người; tuân thủ các hướng dẫn phòng, chống dịch tại bệnh viện, công sở, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, công trình xây dựng, chợ...
Tuyên truyền, khuyến cáo người dân không đi đến vùng có dịch, tạm dừng đến làm việc tại các doanh nghiệp trong vùng dịch, vùng thực hiện giãn cách xã hội, trường hợp cần thiết thì yêu cầu ở lại vùng dịch, đến khi hết dịch; kêu gọi người dân tự giác khai báo y tế, chủ động tố giác người từ vùng có dịch về địa phương nhưng trốn khai báo y tế, trốn cách ly theo quy định.
Đảm bảo vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế
Trong sáng nay, qua kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam và Công ty TNHH Regina Miracle Internationl đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế đánh giá, một số khu công nghiệp đã cơ bản tổ chức các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm cho các công nhân.
Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn còn tồn tại như cán bộ kiểm soát chưa được tập huấn kỹ, phân luồng người ra vào tồn tại bất cập, trang thiết bị chưa đảm bảo. Do đó, Cục trưởng đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh Hưng Yên xây dựng lại công tác phòng, chống dịch, an toàn trong doanh nghiệp. Ngoài ra, Ban quản lý khu công nghiệp cùng ngành Y tế cần thống nhất lại về cơ chế chỉ đạo để đảm bảo hiệu quả chống dịch.
Tiếp thu những ý kiến đánh giá từ đoàn công tác, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng cho biết, với tinh thần chống dịch nghiêm túc, quyết liệt, tính tới thời điểm hiện tại tình hình dịch bệnh trên địa bàn cơ bản ổn định, ghi nhận 17 ngày qua không có ca mắc mới.
"Hưng Yên luôn xác định phải tích cực, chủ động, quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, đảm bảo vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tổ chức tập huấn tại các KCN để nâng cao nhận thức, phương pháp phòng chống dịch COVID-19 từ giám đốc đến công nhân tại các công ty. Củng cố căn bản các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến để đảm bảo nơi khám, chữa, cách ly bệnh nhân..." - ông Nguyễn Duy Hưng nói.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, ngay sau khi cả nước xuất hiện đợt dịch thứ 3, Hưng Yên là một trong những tỉnh có ca ngoài cộng đồng. Tuy nhiên, tỉnh cũng nhanh chóng lên phương án, kế hoạch phòng chống dịch, vì vậy trong vòng 17 ngày qua, Hưng Yên là 1 trong 10 tỉnh không có ca bệnh mới.
Qua theo dõi thực tế, công tác phòng chống dịch tại Hưng Yên quyết liệt, nhanh chóng tiến hành khoanh vùng, cách ly cụm dân cư. Tuy nhiên, Hưng Yên cũng là tỉnh có nhiều KCN, cụm cộng nghiệp, người lao động tỉnh ngoài và khu giáp ranh vào làm việc nhiều, vì vậy yếu tố và nguy cơ lây lan ca bệnh ra cộng đồng rất lớn. Đặc biệt virus SARS-CoV-2 có những biến chủng mới với tốc độ lây lan nhanh nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh khó tránh khỏi.
"Trong các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp, nguy cơ lây nhiễm cao do môi trường đông công nhân, thường xuyên tiếp xúc gần. Do đó, các DN trên địa bàn phải có kế hoạch sẵn sành đáp ứng các tình huống xảy ra. Tất cả chủ doanh nghiệp phải ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, phối hợp với chính quyền địa phương khi xảy ra dịch.
Tỉnh Hưng Yên cũng có các phương án chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly tập trung cho tình huống đông người..."- Thứ trưởng lưu ý.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng nhắc nhở Hưng Yên cần tuyên truyền cho người dân không nên chủ quan trong phòng chống dịch bệnh bởi nguy cơ xuất hiện ca bệnh ngoài cộng đồng luôn thường trực, bất kể thời gian, địa điểm nào nếu chúng ta lơ là… Do đó phải thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, nhất là tuân thủ 5K...
Liên quan đến đề xuất của tỉnh Hưng Yên về việc tiêm vắc xin cho công nhân - đối tượng được đánh giá có nguy cơ lây nhiễm cao, Thứ trưởng cho biết Bộ Y tế đang soạn thảo và dự kiến ban hành kế hoạch cung ứng vắc xin Covid-19 trong tuần này.
Nội dung trong bản kế hoạch sẽ bao gồm tất cả nguồn vắc xin chúng ta hiện có. Kế hoạch cũng sẽ hướng dẫn chi tiết đối tượng, thời gian, phương án truyền thông để người dân tiếp cận thông tin về vắc xin đầy đủ, đa chiều...
Theo Suckhoedoisong.vn
- ▪Bản tin Chất lượng và cuộc sống: Bộ Y tế công bố các nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19
- ▪Bộ Y tế công bố các nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19
- ▪Bộ Y tế yêu cầu tỉnh Bình Dương và Bắc Giang điều tra, xử lý ổ dịch Covid-19
- ▪Bộ Y tế thông báo tìm những người đến các địa điểm có liên quan đến ca mắc Covid-19
Bình luận
Nổi bật
Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46
(CL&CS)- Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như nâng cao uy tín, tuân thủ pháp luật và cải tiến quy trình quản lý.
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14
(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.