Đổi mới tư duy trong công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng
(CL&CS) - Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, tiêu chuẩn không chỉ là khuôn khổ kỹ thuật mà còn là công cụ định hướng phát triển công nghệ, sản phẩm, thị trường.
Những thay đổi trong tư duy quản lý nhà nước được thể hiện rõ qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, vừa được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2025.
Sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ hợp nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông cuối tháng 3, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra các định hướng mới cho lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng. Theo ông, tiêu chuẩn không chỉ là công cụ kỹ thuật, mà còn là phương tiện định hướng phát triển công nghệ, sản phẩm và thị trường.
Ông ví tiêu chuẩn như “công cụ dẫn đường” – quốc gia muốn phát triển theo hướng nào thì tiêu chuẩn phải dẫn tới đích đó. Tiêu chuẩn là “đỉnh” cần vươn tới nên cần tham chiếu quốc tế; trong khi quy chuẩn là “sàn”, phản ánh yêu cầu tối thiểu theo thực tiễn trong nước.

Cần xây dựng hệ sinh thái đo lường đáng tin cậy, dễ tiếp cận phục vụ việc ra quyết định của người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước. (Ảnh minh họa)
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng yêu cầu chuyển đổi cách tiếp cận trong công tác tiêu chuẩn hóa: từ mô hình nhà nước dẫn dắt sang mô hình cân bằng giữa nhà nước và thị trường; từ trọng số lượng sang chú trọng chất lượng; từ phạm vi ngành công nghiệp mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế.
Về đo lường, ông nhấn mạnh đây là công cụ phục vụ việc đánh giá và ra quyết định, từ người dân, doanh nghiệp đến cơ quan quản lý. Hệ sinh thái đo lường cần đáng tin cậy, dễ tiếp cận và tích hợp công nghệ số.
Dựa trên định hướng này, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia đã trình và được Quốc hội thông qua hai đạo luật sửa đổi. Theo ông Hà Minh Hiệp, Chủ tịch Ủy ban, hai đạo luật phản ánh sự thay đổi toàn diện trong tư duy quản lý nhà nước. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định chuyển đổi từ mô hình quản lý hành chính sang quản lý dựa trên rủi ro. Hàng hóa được phân nhóm theo ba mức rủi ro: cao, trung bình và thấp. Với hàng hóa rủi ro cao, bắt buộc phải có bên thứ ba đánh giá; rủi ro trung bình, doanh nghiệp tự đánh giá và chịu trách nhiệm.
Lần đầu tiên, luật yêu cầu thiết lập hệ thống giám sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa cấp quốc gia, kết nối dữ liệu liên ngành, hỗ trợ công tác hậu kiểm và ứng phó với rủi ro. Bên cạnh đó, luật cũng đặt ra quy định cụ thể đối với hàng hóa giao dịch trên nền tảng số, yêu cầu người bán và sàn thương mại điện tử đảm bảo thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, cũng như có cơ chế xử lý khiếu nại, phản ánh từ người tiêu dùng.
Một điểm mới đáng chú ý là nguyên tắc "một sản phẩm – một quy chuẩn – một bộ quản lý" nhằm chấm dứt tình trạng chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý. Đồng thời, lần đầu việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa rủi ro cao được luật hóa thành yêu cầu bắt buộc.
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi cũng thể hiện tư duy quản lý hiện đại. Lần đầu tiên, chiến lược tiêu chuẩn quốc gia được luật hóa như một công cụ định hướng dài hạn. Luật cũng thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng, nhằm tạo ra một nền tảng minh bạch, đồng bộ cho hoạt động quản lý trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, luật cho phép thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá quốc tế, mở đường cho doanh nghiệp – nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao – rút ngắn thời gian và chi phí tiếp cận thị trường toàn cầu.
Luật cũng tăng cường vai trò giám sát của tổ chức xã hội, cho phép các đơn vị này tham gia lấy mẫu, thử nghiệm độc lập. Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn trở thành nội dung bắt buộc, thay vì chỉ do cơ quan chuyên môn quyết định như trước.
Theo đại diện Ủy ban TCĐLCL Quốc gia, việc ban hành hai đạo luật sửa đổi sẽ đặt nền móng cho một hệ sinh thái hạ tầng chất lượng quốc gia hiện đại, minh bạch, dựa trên công nghệ số, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Theo VietQ.vn
Bình luận
Nổi bật
Đổi mới tư duy trong công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng
sự kiện🞄Thứ năm, 10/07/2025, 14:37
(CL&CS) - Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, tiêu chuẩn không chỉ là khuôn khổ kỹ thuật mà còn là công cụ định hướng phát triển công nghệ, sản phẩm, thị trường.
TCVN 14132:2024 về khả năng nổ tróc khi gia nhiệt của vật liệu chịu lửa không định hình
sự kiện🞄Thứ tư, 09/07/2025, 21:21
(CL&CS) - Vật liệu chịu lửa không định hình dưới dạng bột, vữa hoặc hỗn hợp đúc được ưa chuộng nhờ tính linh hoạt và dễ thi công. Tuy nhiên, loại vật liệu này tiềm ẩn nguy cơ nổ tróc khi gia nhiệt, cần được kiểm soát bằng cách tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14132:2024.
Xây dựng Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về đường sắt tốc độ cao phải đảm bảo tương thích
sự kiện🞄Thứ ba, 08/07/2025, 21:46
(CL&CS)- Chiều 8/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về việc xây dựng, ban hành Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về đường sắt tốc độ cao.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.