Doanh nghiệp thủy sản làm ăn kém hiệu quả năm 2020

(CL&CS)- Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã công bố kết quả kinh doanh không mấy khả quan khi ghi nhận lợi nhuận tụt dốc, thậm chí báo lỗ trong năm qua.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), kết thúc năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 8.41 tỷ USD, giảm 1.9%. Đây là nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp thủy sản trong năm 2020. Trong đó, xuất khẩu cá tra đạt 1.49 tỷ USD (giảm 26%) và giá trị xuất khẩu tôm đạt 3.73 tỷ USD (tăng 11% so với cùng kỳ).

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản. Những cái tên đã công bố báo cáo tài chính hầu hết đều ghi nhận lợi nhuận tụt dốc, thậm chí báo lỗ trong năm qua.

Đơn cử như Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (mã: ACL) là đơn vị có lãi ròng năm 2020 sụt giảm mạnh nhất toàn ngành, giảm 80% so với năm trước, xuống còn 29 tỷ đồng.  Năm 2020, công ty đặt kế hoạch doanh thu 1.350 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 75 tỷ đồng. Như vậy, ACL chỉ mới hoàn thành được 71% doanh thu và 41% chỉ tiêu lợi nhuận. 

4857_thuysan

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản. Những cái tên đã công bố báo cáo tài chính hầu hết đều ghi nhận lợi nhuận tụt dốc, thậm chí báo lỗ trong năm qua. Ảnh: C.T

“Ông lớn” ngành hàng cá tra Công ty CP Vĩnh Hoàn (mã: VHC) báo lãi ròng 2020 đi lùi 40%, xuống còn 705 tỷ đồng. So với kế hoạch cao, VHC chỉ thực hiện được 82% kế hoạch doanh thu và 66% kế hoạch lãi sau thuế năm 2020. Chỉ số EPS của doanh nghiệp này cũng giảm từ hơn 6,000 đồng/cp xuống chỉ còn gần 3,900 đồng/cp.

Trong khi đó, Camimex Group (mã: CMX) dù ghi nhận doanh thu tăng tới 49% lên 1.417 tỷ đồng nhưng giá vốn thậm chí còn tăng mạnh hơn khiến lợi nhuận giảm 18% xuống 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 49 tỷ đồng, tăng 19%. Kết quả này giúp Camimex vượt kế hoạch doanh thu nhưng chỉ thực hiện được phân nửa mục tiêu lợi nhuận.

Thê thảm hơn, năm thứ 2 lỗ liên tiếp đã nâng lỗ lũy kế của Công ty CP Chế biến Thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền (mã: NGC)  lên mức 31 tỷ đồng (tính đến ngày 31/12/2020). Theo NGC, nguyên nhân là do tình trạng mất cân đối vốn chưa được khắc phục khiến tài chính công ty lâm vào tình trạng thiếu vốn lưu động phục vụ sản xuất.

Lũy kế năm 2020, doanh thu thuần của Công ty CP Thủy sản MeKong (mã: AAM) đạt gần 121 tỷ đồng giảm gần một nửa so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế âm gần 12 tỷ đồng trong khi năm 2019 lãi sau thuế 8,3 tỷ đồng. Được biết mục tiêu kinh doanh năm 2020 của AAM là đạt tổng doanh thu 220 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 6 tỷ đồng.

Tương tự, Công ty CP Thủy sản Nam Việt (mã: ANV) cũng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh so với năm trước. Doanh thu thuần giảm 23% xuống 3.440 tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế "bốc hơi" 77% so với năm trước, còn 202 tỷ đồng. Trong năm 2020, ANV đặt kế hoạch khá thấp so với con số thực hiện năm 2019, nhờ vậy, doanh nghiệp thủy sản này đã vượt 15% kế hoạch doanh thu và vượt 20% kế hoạch lãi trước thuế 2020. Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất trong nhóm ngành thủy sản hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2020.

Tổng Thư ký Vasep phân tích: Ðối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chỉ có thị trường Mỹ và Trung Quốc duy trì được tăng trưởng dương, mức tăng lần lượt là 13% và 5%. Riêng thị trường EU, dù sụt giảm nhưng lại ghi nhận sự bứt phá đáng kể sau khi EVFTA có hiệu lực.

Theo Vasep, trong năm 2021 để tận dụng lợi thế từ các hiệp định, có thể chinh phục được đa dạng thị trường thì  các doanh nghiệp cần tạo ra sự khác biệt rõ nét cho sản phẩm về cả chất lượng và hình thức. Cụ thể như sản phẩm chủ lực tôm xuất khẩu, khi khó giảm giá thành thì buộc phải tạo ra sự khác biệt về chất lượng để cạnh tranh với sản phẩm tương đồng đến từ các quốc gia khác như Ấn Ðộ, In-đô-nê-xi-a… Hay như cá tra, cần đa dạng các sản phẩm chế biến sâu, phù hợp nhu cầu người tiêu dùng từng quốc gia, khu vực.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.