Dịch vụ CNTT nước ngoài của FPT cán mốc tỷ USD doanh thu trong năm 2023

(CL&CS) - Năm 2023, FPT ghi nhận doanh thu 52.618 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9.203 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,6% và 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 101% kế hoạch doanh thu và 102% kế hoạch lợi nhuận.

FPT là doanh nghiệp công nghệ Việt đầu tiên mang về 1 tỷ USD dịch vụ CNTT từ nước ngoài.

FPT là doanh nghiệp công nghệ Việt đầu tiên mang về 1 tỷ USD dịch vụ CNTT từ nước ngoài.

Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 6.470 tỷ đồng, tăng trưởng 21,8% so với cùng kỳ năm trước (YoY), lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) đạt 4.666 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng 21,3% YoY. 

Khối Công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin - CNTT trong nước và dịch vụ CNTT nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 60% doanh thu và 45% lợi nhuận trước thuế của FPT, tương đương 31.449 tỷ đồng và 4.161 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 22,1%YoY và 23,6% YoY.

Năm 2023 mang ý nghĩa lịch sử với FPT khi doanh thu từ dịch vụ CNTT tại nước ngoài chính thức vượt mốc 1 tỷ USD, đạt 24.288 tỷ đồng, tăng 28,4% YoY, lợi nhuận trước thuế đạt 3.782 tỷ đồng, tăng 27,1% YoY.

Các thị trường trọng điểm đều giữ được đà tăng trưởng cao, đặc biệt tại thị trường Nhật Bản, bất chấp sự mất giá của đồng Yên Nhật (JPY), vẫn giữ được đà tăng trưởng cao 43,4% YoY. Tăng trưởng này đến từ nhu cầu chi tiêu lớn cho công nghệ thông tin, đặc biệt là chi tiêu cho chuyển đổi số.

Mới đây nhất, vào ngày 16/12, FPT đã ký hai thỏa thuận hợp tác với hai doanh nghiệp Nhật Bản là Yamato Holdings - doanh nghiệp về lĩnh vực lưu thông hàng hóa lớn của Nhật Bản và TradeWaltz - doanh nghiệp sở hữu nền tảng tương tác thông tin thương mại hàng đầu Nhật Bản.

Doanh thu chuyển đổi số từ thị trường nước ngoài trong năm 2023 đạt 10.425 tỷ đồng, tăng trưởng 42% YoY, tập trung vào các công nghệ mới như Cloud, AI/Data Analytics,

Công ty cũng ghi nhận nhiều đơn hàng lớn từ thị trường nước ngoài, với doanh thu ký mới đạt 29.717 tỷ đồng, tăng trưởng 37,6% YoY. Trong đó có 37 dự án với quy mô trên 5 triệu USD, cho thấy sự chuyển dịch trọng tâm rõ ràng hơn sang các đơn hàng lớn, khẳng định sự hiệu quả của chiến lược “săn cá voi” của FPT. 

Nhờ những nỗ lực đẩy mạnh hợp tác với khối Chính phủ, bộ ban ngành, khối doanh nghiệp nước ngoài và các ngành kinh tế ít bị ảnh hưởng, dịch vụ CNTT trong nước ghi nhận doanh thu 7.161 tỷ đồng, tăng trưởng 4,6% YoY và lợi nhuận trước thuế đạt 379 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,6% YoY.

Nhờ tính ứng dụng cao, tập trung vào các công nghệ lõi, hệ sinh thái công nghệ Made-by-FPT chứng kiến mức tăng trưởng mạnh mẽ 40,8% YoY, mang lại doanh thu 1.620 tỷ đồng, tiếp tục đóng vai trò là một trong những động lực tăng trưởng mũi nhọn của Tập đoàn trong dài hạn. 

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ FPT giai đoạn 2010-2023 (đvt: tỷ đồng).

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ FPT giai đoạn 2010-2023 (đvt: tỷ đồng).

Khối Viễn thông ghi nhận doanh thu đạt 15.186 tỷ đồng, tăng trưởng 8,8% YoY và lợi nhuận trước thuế đạt 2.895 tỷ đồng, tăng 15,4% YoY. 

Nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng giáo dục của FPT tăng 31% YoY, đạt 6.159 tỷ đồng.

Hành trình tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài

Sau hơn 2 thập kỷ tích lũy kinh nghiệm trên thị trường toàn cầu, FPT đã xây dựng được năng lực chuyên sâu trong các lĩnh vực chuyên ngành có tiềm năng phát triển rộng mở trong tương lai , nhờ dịch chuyển từ vị thế “làm ứng dụng nhỏ” sang “thực hiện dịch vụ lõi” của hệ thống CNTT khách hàng.

Quy mô nhân sự:

1998: bắt đầu chiến lược toàn cầu hóa với 17 nhân sự.

12/2016: cán mốc 10.000 nhân sự.

9/2021: cán mốc 20.000 nhân sự.

1/2024: cán mốc 30.000 nhân sự thuộc hơn 70 quốc tịch làm việc tại 30 quốc gia trên toàn cầu.

Cột mốc doanh thu dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài:

2002: 1 triệu USD doanh thu đầu tiên.

2006: 10 triệu USD doanh thu đầu tiên.

2013: 100 triệu USD doanh thu đầu tiên.

2021: 500 triệu USD doanh thu đầu tiên.

2023: 1 tỷ USD đầu tiên, bước vào sân chơi đẳng cấp thế giới - sân chơi của các doanh nghiệp dịch vụ CNTT tỷ USD trên toàn cầu.

2030: mục tiêu 5 tỷ USD - Nâng cao vị thế trong nhóm doanh nghiệp dịch vụ CNTT tỷ USD trên toàn cầu.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 28/04/2024, 16:13

Anh từng chia sẻ, gia đình anh trước đây rất khó khăn, bản thân anh cũng là người đầu tiên trong nhà có cơ hội đi học đại học.

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.