Dịch COVID-19 có thể làm “tín dụng đen” căng thẳng hơn
(CL&CS)- Việc ngăn chặn tín dụng đen không dễ dàng khi thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, thậm chí sử dụng công nghệ cao và tổ chức hoạt động tín dụng đen qua mạng.
Những thủ đoạn, hình thức của “bẫy” nợ "tín dụng đen"
Tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân đặc biệt là nhóm thu nhập thấp dẫn tới tình hình tội phạm "tín dụng đen" gia tăng.
Hàng loạt tội phạm tín dụng đen bị khởi tố
Thời gian qua hoạt động “tín dụng đen” xảy ra tại nhiều địa phương với thủ đoạn tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây bức xúc trong xã hội. Tín dụng đen đang bủa vây những người yếu thế, từ thành phố cho tới nông thôn.
Để ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 về “Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen”.
Sau hơn 2 năm quyết liệt thực hiện Chỉ thị số 12 ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính Phủ, về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về tín dụng đen đã có những chuyển biến tích cực.
Trung tá Đỗ Minh Phương, Phó Trưởng Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết, các đối tượng cho vay và đòi nợ không còn hoạt động công khai, lộng hành như trước. Tình trạng treo biển, dán tờ rơi, quảng cáo giảm mạnh. Nhận thức và ý thức cảnh giác của người dân từng bước được nâng cao.
Hoạt động kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, kinh doanh tài chính được duy trì thường xuyên.

Hội thảo “Cảnh báo bẫy tín dụng đen, đẩy mạnh kênh tín dụng chính thức”
Trên toàn quốc có khoảng 26.942 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Công an các địa phương đã phát hiện 6664 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ và 540 cơ sở kinh doanh tài chính, 3667 cá nhân có biểu hiện hoạt động cho vay lãi suất cao.
Trong năm thứ hai thực hiện Chỉ thị 12, lực lượng Công an đã phát hiện1047 vụ với 1718 đối tượng. Đã khởi tố 554 vụ và 990 bị can, xử phạt hành chính 375 vụ vụ 593 đối tượng với các tội danh: Giết người; Cố ý gây thương tích; Làm nhục người khác; Xâm phạm chỗ ở người khác; Cướp tài sản; Cưỡng đoạt tài sản; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Riêng về hành vi cho vay lãi nặng, đã khởi tố 314 vụ và 541 bị can, xử phạt hành chính 153 vụ và 249 đối tượng.
“Ngành ngân hàng, cũng đã quyết liệt vào cuộc để đẩy lùi nạn “tín dụng đen”’, Phó Thống Đốc NHNN- ông Đào Minh Tú cho biết.
Hệ thống ngân hàng đã mở rộng mạng lưới, cung ứng kịp thời các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn. Qua đó đẩy mạnh kênh tín dụng chính thức, góp phần không nhỏ ngăn chặn và đẩy lùi “tín dụng đen”.
Tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là tín dụng dành cho những khu vực dễ bị tổn thương, có nguy cơ là nạn nhân của tín dụng đen như DNNVV, nông nghiệp, nông thôn, vay tiêu dùng, phục vụ đời sống cấp bách, người nghèo, đối tượng chính sách,... vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá.
“Có lĩnh vực còn tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung, mặc dù trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 đã cho thấy sự đồng hành, quan tâm của ngành ngân hàng chung tay cùng xã hội ngăn ngừa hoạt động “tín dụng đen”, Phó Thống đốc cho biết.
Lỡ mắc bẫy “tín dụng đen”, không ít người rơi vào khốn cùng
Tuy tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về “tín dụng đen” được kiềm chế nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, Trung tá Đỗ Minh Phương cho biết.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 làm thiệt hại nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhiều người bị nợ lương, mất việc làm, giảm thu nhập khiến nhu cầu vay tiền để sinh hoạt, kinh doanh tăng cao.
Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thanh niên vay tiền để tiêu xài, thậm chí còn cờ bạc, ma tuý.
Tội phạm "tín dụng đen" đã lợi dụng tình cảnh này để mở rộng “bẫy” vay nợ thông qua nhiều hình thức, phương thức và thủ đoạn mới.
“Tín dụng đen” gia tăng còn do nhiều người có tiền nhàn rỗi, đầu tư kinh doanh thì khó khăn nên mang tiền cho vay lãi nặng.
“Ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là đợt bùng phát lần thứ 4 vừa qua, khó khăn về kinh tế có thể làm tình hình “tín dụng đen” trở nên căng thẳng hơn”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.
Nhiều người lỡ rơi vào bẫy “tín dụng đen” với những khoản lãi khổng lồ được cộng dồn mỗi ngày, lãi suất 100%/năm, thậm chí có nơi còn lên tới 300%/năm. Đáng lo ngại hơn, với cách đòi nợ kiểu xã hội đen hiện nay, không ít người dân rơi vào cảnh khốn cùng, mất nhà cửa…
Vạch trần những thủ đoạn tội phạm tín dụng đen đã dùng để cảnh báo cho người dân tránh bẫy tín dụng đen, Trung tá Đỗ Minh Phương cho biết nhiều các đối tượng đã lập các doanh nghiệp núp bóng, cho vay trực tuyến, vay qua ứng dụng hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook)……. để mời cho vay nặng lãi với thủ đoạn lách quy định trần lãi suất bằng cách thu thêm nhiều khoản phí, quy định tiền phạt lớn…
Các đối tượng hình sự hoạt động cho vay lãi nặng dưới hình thức hụi, họ nhắm đến một bộ phận tiểu thương, người kinh doanh nhỏ lẻ, thanh thiếu niên, các đối tượng cần tiền “vay nóng” phục vụ cho các nhu cầu bất chính, tiêu xài cá nhân....
Chúng còn lập các hợp đồng mua bán, giao nhận tiền hay tài sản khống, ép người đi vay thực hiện khống các hành vi vi phạm phạm luật nhằm gây bất lợi về pháp lý cho người vay; một số hợp đồng vay tiền tuy số tiền vay nhỏ, thời gian vay ngắn nhưng lãi suất gấp nhiều lần định mức pháp luật cho phép.
Chính vì vậy việc phòng, chống “tín dụng đen” cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn với sự tham gia đồng bộ của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội.
Hà Linh Lan
- ▪Dư nợ tín dụng trong hoạt động kinh doanh bất động sản quý 3/2021 hơn 682.000 tỷ đồng
- ▪Quản lý chi phí xăng dầu hiệu quả với thẻ tín dụng chuyên biệt hạn mức đến 3 tỷ đồng
- ▪Gói tín dụng 65.000 tỷ đồng thắp lên hy vọng sở hữu nhà ở xã hội của công nhân tại các KCN
- ▪Đến ngày 7/10, tín dụng nền kinh tế tăng 7,42%
Bình luận
Nổi bật
Từ ngày 20/3, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 20:03
(CL&CS) - Từ ngày 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba trở lên sẽ không bị áp dụng hình thức kỷ luật, theo quy định mới được Ủy ban Kiểm tra Trung ương sửa đổi.
Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 09:32
(CL&CS) - Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tạo nền tảng hiến định cho việc tinh gọn bộ máy
sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 14:24
(CL&CS) - Việc tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện được cho là một bước đi quan trọng nhằm tạo đột phá trong quản lý, điều hành đất nước, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Để thực hiện thành công chủ trương này, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là yêu cầu cấp thiết và cần thiết nhằm tạo nền tảng hiến định rõ ràng cho quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.