DIC Corp (DIG) muốn huy động 1.500 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu để làm dự án Khu đô thị du lịch Long Tân

(CL&CS) - Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG) vừa công bố thông tin về việc chuẩn bị huy động 1.500 tỷ đồng từ cổ đông, số tiền này sẽ được sử dụng đầu tư dự án Khu đô thị du lịch Long Tân.

Dự thu 1.500 tỷ từ chào bán cổ phiếu

Cụ thể, DIC Corp dự kiến chào bán 100 triệu cổ phiếu giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Tổng vốn thu được từ đợt chào bán dự kiến là 1.500 tỷ đồng.

Trong đó, tỷ lệ chào bán là 1.000:163,97, tương ứng cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu được quyền mua thêm gần 164 cổ phiếu mới với giá 15.000 đồng/cổ phiếu và dự kiến triển khai trong quý I/2023, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép.

DIG cũng cho biết, toàn bộ số tiền huy động được sẽ được Công ty sử dụng để đầu tư vào dự án Khu đô thị du lịch Long Tân.

Trong đó, 780 tỷ đồng là chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; 250 tỷ đồng chi phí xây lắp; 220 tỷ đồng lãi trái phiếu; 200 tỷ đồng tiền sử dụng đất; và còn lại 50 tỷ đồng là chi phí tư vấn.

Kế hoạch triển khai chi tiết phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của DIC Corp.  

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 6/12, cổ phiếu DIG giảm kịch sàn về mức giá 17.950 đồng/cổ phiếu. Như vậy, ước tính giá chào bán cổ phiếu của DIC Corp đang thấp hơn giá thị trường 16,4%.

Dự án khu đô thị du lịch Long Tân có địa chỉ tại xã Long Tân và xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với quy mô 331 ha. Tính tới thời điểm công bố tài liệu ĐHĐCĐ bất thường lần 2, Công ty đã đền bù giải phóng được 156,2 ha/331 ha với tổng kinh phí 1.324,5 tỷ đồng.

Phối cảnh dự án khu đô thị du lịch Long Tân của DIC Corp.  

Dự kiến đầu năm 2023 sẽ được giao đất đợt 1 với diện tích 82,11ha, đủ điều kiện khởi công đầu tư xây dựng. So với mốc cuối năm 2022 trong tài liệu ĐHĐCĐ bất thường lần 1 là, đơn vị tiếp tục kéo dài thời gian triển khai giao đất tại dự án này.

Dự án có tổng mức đầu tư sau thuế là là 15.712 tỷ đồng, trong đó, trong đó, 5.477,97 tỷ đồng là vốn huy động từ vay ngân hàng và phát hành trái phiếu dùng để chi trả phí bồi thường – giải phóng mặt bằng cho phần diện tích còn lại; xây lắp hạ tầng kỹ thuật, kè và các công trình khác trên toàn bộ diện tích dự án. 9.540,67 tỷ đồng là vốn tự có của doanh nghiệp và huy động hợp pháp khác dùng để chi trả toàn bộ các chi phí còn lại.

Được biết, các giá trị này đã tăng gần 2.846 so với tổng mức đầu tư sau thuế 12.628 tỷ đồng trước điều chỉnh. Song lại giảm so với phương án điều chỉnh dự kiến trình trước đó là tổng vốn đầu tư dự án sau thuế 15.971 tỷ đồng, trong đó, 5.801 tỷ đồng từ vay ngân hàng, phát hành trái phiếu và 10.169 tỷ đồng từ vốn tự có, huy động khác .

Ngoài ra, dự án cũng được phân kỳ triển khai thành 5 phân khu, với phân khu 1 có diện tích 82,1 ha, phân khu 2 có diện tích 65,7 ha, phân khu 3 có diện tích 49,1 ha, phân khu 4 có diện tích 69,1 ha, và phân khu 5 có diện tích 65,9 ha.

Thời gian hoàn thành dự án cũng được điều chỉnh tăng, cụ thể, toàn dự án sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật vào quý IV/2028, tăng thêm 3 năm để hoàn tất xây dựng hạ tầng kỹ thuật so với mốc quý IV/2025 trong tờ trình ĐHĐCĐ bất thường lần 1.

Hạ giá cổ phiếu xuống một nửa giá

Liên quan đến kế hoạch chào bán cổ phiếu của DIC Corp, ban đầu tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra trước đó, DIG dự kiến phân phối 100 triệu cổ phiếu với giá 30.000 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, DIC Corp đã hạ giá chào bán xuống một nửa, từ 30.000 đồng/cổ phiếu xuống 15.000 đồng/cổ phiếu và giữ nguyên số lượng chào bán so với mục tiêu ban đầu. Số tiền huy động dự kiến cũng thay đổi, từ 3.000 tỷ đồng như hai kế hoạch cũ thành 1.500 tỷ đồng như kế hoạch hiện tại.

Cổ đông lớn liên tục thoái vốn

Ở một diễn biến mới đây, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân vừa bán 8.307.300 cổ phiếu DIG để giảm sở hữu từ 13,15% về chỉ còn 11,79% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 21/11 đến ngày 22/11.

Trước đó, ngày 11/10, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân đã bán ra 3.362.400 cổ phiếu DIG; Ngày 27/10, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng vừa bị bán giải chấp 4.203.500 cổ phiếu DIG; Ngày 10/11, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng vừa bị bán giải chấp 5.815.100 cổ phiếu DIG để giảm sở hữu từ 14,1% về còn 13,15% vốn điều lệ.

Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân được thành lập năm 2007, địa chỉ tại số B11/10 Khu đô thị Chí Linh, phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu (dự án Khu đô thị Chí Linh do DIC Corp làm chủ đầu tư) và đại diện pháp luật là ông Đỗ Thanh Tùng.

Ngoài Thiên Tân, một cổ đông lớn khác của DIG là Công ty cổ phần Kinh doanh địa ốc Him Lam cũng đã thông báo về việc không còn là cổ đông lớn của DIC Corp.

Cụ thể, từ ngày 20/4 đến ngày 27/4/2022, Him Lam bán 4.346.300 cổ phiếu DIG, qua đó giảm sở hữu từ 5,8% xuống còn 4,9% vốn điều lệ. Trước đó, từ ngày 13/1 đến ngày 14/1, Him Lam đã bán ra 6.228.000 cổ phiếu DIG; Từ ngày 17/1 đến ngày 21/1, Him Lam bán thêm 5.953.900 cổ phiếu DIG;

Từ ngày 5/4 đến ngày 6/4, Him Lam bán thêm 5.313.200 cổ phiếu DIG; Từ ngày 7/4 đến ngày 8/4, Him Lam bán thêm 2.411.500 cổ phiếu DIG; Từ ngày 12/4 đến ngày 14/4, Him Lam bán thêm 7.432.600 cổ phiếu DIG; ngày 15/4, Him Lam bán thêm 3.999.900 cổ phiếu DIG; và từ ngày 18/4 đến ngày 19/4, Him Lam bán 4.259.100 cổ phiếu DIG.

Có thể thấy, chỉ trong thời gian ngắn, Him Lam đã bán 39.941.500 cổ phiếu DIG, tương ứng 8,02% vốn điều lệ. Như vậy, sau nhiều lần bán ra cổ phiếu DIG, Him Lam đã chính thức không còn là cổ đông lớn của DIC Corp.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.