Thứ hai, 18/01/2021, 08:29 AM

Ban Quản lý dự án đường sắt được giao nghiên cứu dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ

(CL&CS) - Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án đường sắt chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP HCM - Cần Thơ theo quy định.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa giao Ban Quản lý dự án đường sắt (QLDAĐS) lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, nhằm tăng cường loại hình vận tải bằng đường sắt, kết nối TP.HCM với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ được phê duyệt quy hoạch vào 2013, có chiều dài hơn 173 km

Tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ được phê duyệt quy hoạch vào 2013, có chiều dài hơn 173 km

Kinh phí lập báo cáo được xác định theo nhiệm vụ, dự toán được duyệt và kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư hàng năm. Thời gian thực hiện trong 2 năm, bắt đầu từ 2021. Đồng thời, chủ đầu tư bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là Ban QLDAĐS. Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được lựa chọn theo quy định hiện hành.

Bộ GTVT giao Ban QLDAĐS chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ theo quy định.

Tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ được phê duyệt quy hoạch vào 2013, có chiều dài hơn 173 km đi qua các tỉnh, thành như Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ.

Sau khi nghiên cứu và ghi nhận ý kiến từ nhà đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, Bộ GTVT đã đề xuất Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch theo hướng từ ga Tân Kiên đến Cái Răng sẽ đi song song với cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận để giảm số lượng nhà ga, diện tích chiếm dụng đất, chi phí xây lắp và chi phí giải phóng mặt bằng.

Khánh Chi

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng kỹ thuật số để thực thi Quy định chống phá rừng của EU trong ngành cà phê

Áp dụng kỹ thuật số để thực thi Quy định chống phá rừng của EU trong ngành cà phê

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:23

(CL&CS) – Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU, Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và áp dụng từ ngày 30/12/2024. Phạm vi hàng hóa sản xuất chịu áp dụng trong Quy định này gồm: gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng, chẳng hạn như da, sô cô la, lốp xe, hoặc đồ nội thất. Theo Quy định, bất kỳ nhà khai thác hoặc thương nhân nào đưa các mặt hàng này vào thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này có khả năng phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đạt thỏa thuận về ghi nhãn rõ ràng hơn và cải thiện thành phần của mật ong, nước ép trái cây, mứt

Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đạt thỏa thuận về ghi nhãn rõ ràng hơn và cải thiện thành phần của mật ong, nước ép trái cây, mứt

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:22

(CL&CS) - Ngày 31/1/2024, Nghị viện châu Âu và Hội đồng Châu Âu đạt được một thỏa thuận nhằm xem xét và củng cố các tiêu chuẩn tiếp thị hiện có áp dụng cho mật ong, nước ép trái cây, mứt và sữa. Chỉ thị được gọi là – Breakfast Directives – đặt ra các quy tắc chung về thành phần, tên bán, ghi nhãn và cách trình bày các sản phẩm này để đảm bảo chúng được di chuyển tự do trong thị trường EU và giúp người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn sáng suốt.

Thủ tướng kiểm tra, động viên, thúc đẩy các dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra, động viên, thúc đẩy các dự án cao tốc trọng điểm

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 08:43

(CL&CS) - Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.