Thứ hai, 09/11/2020, 09:35 AM

TP.HCM kiến nghị chuyển vốn ODA chưa giải ngân cho tuyến metro số 1 sang năm 2021

(CL&CS) - UBND TP.HCM vừa kiến nghị Bộ KH&ĐT xem xét, điều chuyển vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương chưa giải ngân cho dự án năm 2020 sang năm 2021 là 3.682 tỷ đồng.

Văn phòng UBND TP.HCM mới cho biết, để đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1), UBND TP.HCM đã kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) xem xét, điều chuyển vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương chưa giải ngân cho dự án năm 2020 sang năm 2021 là 3.682 tỷ đồng.

Lãnh đạo TP.HCM cho biết, đến cuối tháng 10/2020, khoảng 2.500 tỷ đồng bố trí cho dự án tuyến metro số 1 và metro số 2 vẫn chưa giải ngân.

Lãnh đạo TP.HCM cho biết, đến cuối tháng 10/2020, khoảng 2.500 tỷ đồng bố trí cho dự án tuyến metro số 1 và metro số 2 vẫn chưa giải ngân.

Đối với dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM (Bến Thành - Tham Lương), UBND TP.HCM cũng kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, sớm có ý kiến về hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian giải ngân đến ngày 30/12/2026 và điều chỉnh lịch trả nợ 2 khoản vay của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) đến ngày 30/9/2027.

Trước đó, cuối tháng 10, phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình thực hiện, giải ngân các chương trình, dự án ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện Thành phố đang thực hiện 9 dự án ODA với tổng vốn 123.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, TP.HCM đang gặp khó trong việc giải ngân vốn ODA cấp phát từ Trung ương. Cụ thể, TP.HCM đã phân bổ hơn 5.000 tỷ đồng ODA cấp phát từ Trung ương cho 6 dự án nhưng tính đến ngày 23/10, mới giải ngân đạt 30%, dự kiến ước giải ngân năm 2020 đạt 40,8%.

Nói về lý do giải ngân nguồn vốn ODA thấp, theo ông Hoan, do khoảng 2.500 tỷ đồng bố trí cho dự án tuyến metro số 1 và metro số 2 chưa giải ngân được đồng nào. Nếu giải ngân được nguồn vốn này thì tỉ lệ giải ngân vốn ODA cấp phát từ Trung ương sẽ đạt từ 80-90%. Vốn ODA cấp phát từ Trung ương chậm được giải ngân tại dự án metro số 1, metro số 2 chủ yếu là do vướng tỉ giá đồng Yen và đồng Việt Nam. Từ đó, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&ĐT tư sớm xác định giá trị vốn ODA cấp phát từ ngân sách bằng tiền đồng cho dự án metro số 1 và metro số 2. Trường hợp nếu không giải ngân được trong năm nay, Chính phủ cho phép điều chuyển và giải ngân vào đầu năm 2021.

Ngoài ra, TP.HCM cũng kiến nghị Bộ Tài chính xem xét gia hạn Hiệp định vay VN11-P7 của dự án metro số 1 đến ngày 31/10/2021 để làm cơ sở giải ngân hết số vốn vay ODA của hiệp định này và đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án.

Còn đối với nguồn vốn ODA vay lại, thành phố đã phân bổ 10.487 tỷ đồng cho 5 dự án. Tính ngày 23/10, đã giải ngân đạt 48,5%, dự kiến đến hết năm 2020 giải ngân đạt hơn 82%.

Để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, TP.HCM đã phân công một số lãnh đạo trong thường thực phụ trách một số dự án cụ thể để xem xét, đánh giá và gỡ các vướng mắc, khó khăn. Đồng thời, phân công lãnh đạo các sở ngành, chủ tịch UBND các quận huyện và trưởng các dự án có trách nhiệm cụ thể trong từng dự án.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng lựa chọn một số dự án có quy mô lớn, trọng điểm của Thành phố để tìm giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc cho từng dự án cụ thể. Ngoài ra, còn phân công lãnh dạo Thành phố và sở ngành thường xuyên liên hệ, phối hợp một cách chủ động với các bộ ngành trung ương để tháo gỡ khó khăn cho các dự án. Tổ chức cho các chuyên gia nhập cảnh vào thành phố để làm các dự án lớn...

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng kỹ thuật số để thực thi Quy định chống phá rừng của EU trong ngành cà phê

Áp dụng kỹ thuật số để thực thi Quy định chống phá rừng của EU trong ngành cà phê

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:23

(CL&CS) – Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU, Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và áp dụng từ ngày 30/12/2024. Phạm vi hàng hóa sản xuất chịu áp dụng trong Quy định này gồm: gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng, chẳng hạn như da, sô cô la, lốp xe, hoặc đồ nội thất. Theo Quy định, bất kỳ nhà khai thác hoặc thương nhân nào đưa các mặt hàng này vào thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này có khả năng phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đạt thỏa thuận về ghi nhãn rõ ràng hơn và cải thiện thành phần của mật ong, nước ép trái cây, mứt

Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đạt thỏa thuận về ghi nhãn rõ ràng hơn và cải thiện thành phần của mật ong, nước ép trái cây, mứt

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:22

(CL&CS) - Ngày 31/1/2024, Nghị viện châu Âu và Hội đồng Châu Âu đạt được một thỏa thuận nhằm xem xét và củng cố các tiêu chuẩn tiếp thị hiện có áp dụng cho mật ong, nước ép trái cây, mứt và sữa. Chỉ thị được gọi là – Breakfast Directives – đặt ra các quy tắc chung về thành phần, tên bán, ghi nhãn và cách trình bày các sản phẩm này để đảm bảo chúng được di chuyển tự do trong thị trường EU và giúp người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn sáng suốt.

Thủ tướng kiểm tra, động viên, thúc đẩy các dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra, động viên, thúc đẩy các dự án cao tốc trọng điểm

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 08:43

(CL&CS) - Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.