Đề xuất biện pháp cụ thể khi ngân hàng bị rút tiền hàng loạt

(CL&CS) - Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã quy định 6 trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, cần có cơ chế ứng phó kịp thời khi phát sinh trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt. (Ảnh: SBV)

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, cần có cơ chế ứng phó kịp thời khi phát sinh trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt. (Ảnh: SBV)

Sáng 5/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã trình bày tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Cần có cơ chế ứng phó kịp thời

Thống đốc nêu rõ, dự thảo Luật về cơ bản kế thừa các quy định tại Luật Các Tổ chức tín dụng (TCTD) hiện hành, có điều chỉnh một số nội dung như sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ, sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng luật hóa các quy định mang tính nguyên tắc áp dụng chung cho các ngân hàng chính sách…

Theo Thống đốc, dự thảo Luật kế thừa quy định tại Luật Các TCTD hiện hành và bổ sung việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Về đối tượng áp dụng, dự thảo Luật bổ sung thêm đối tượng áp dụng là tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán xử lý nợ.

Đặc biệt, dự thảo luật đã đưa ra các quy định về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, phá sản, giải thể TCTD.

"Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia và để đảm bảo có cơ chế ứng phó kịp thời khi phát sinh trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt có nguy cơ ảnh hưởng, đe dọa an toàn hệ thống, dự thảo Luật bổ sung quy định về các biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Cụ thể, Điều 144 dự thảo luật đã quy định 6 trường hợp TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm, gồm: Không duy trì được tỉ lệ khả năng chi trả như quy định tại luật này trong thời gian 3 tháng liên tục; Không duy trì được tỉ lệ an toàn vốn quy định tại luật này trong thời gian 6 tháng liên tục; Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 20% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Xếp hạng dưới mức trung bình trở xuống theo quy định của NHNN; Có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của NHNN; Bị rút tiền hàng loạt khi có nhiều người gửi tiền cùng đến rút tiền dẫn đến tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả và không tự khắc phục được theo quy định của NHNN.

Để xử lý tình huống này, Điều 148 quy định các biện pháp xử lý trong trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt. Cụ thể, TCTD bị rút tiền hàng loạt quy định tại điểm e khoản 1 Điều 144 được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ, gồm: Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt không bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm thiếu dự trữ bắt buộc và không tuân thủ tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định trong giai đoạn bị rút tiền hàng loạt.

NHNN xem xét, quyết định thực hiện các biện pháp hỗ trợ thanh khoản riêng đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt: Mua giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng trên nghiệp vụ thị trường mở, thực hiện các giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng; Tái cấp vốn với tổ chức tín dụng.

Vay đặc biệt NHNN, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và tổ chức tín dụng khác; Ngân hàng Nhà nước quyết định việc ngừng tạm thời giao dịch tại tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt.

Nâng cao năng lực quản trị, điều hành của các TCTD

Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật kế thừa quy định tại Luật Các TCTD hiện hành và bổ sung việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Về đối tượng áp dụng, dự thảo Luật bổ sung thêm đối tượng áp dụng là tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán xử lý nợ.

Về tổ chức, quản trị, điều hành của của các tổ chức tín dụng, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm nâng cao năng lực quản trị, điều hành của các của các tổ chức tín dụng như tăng cường trách nhiệm của thành viên HĐQT, sửa đổi, bổ sung các quy định về thành viên Hội đồng quản trị độc lập để tách bạch chức năng quản trị, điều hành cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cổ đông nhỏ lẻ; mở rộng nguồn nhân lực cho vị trí thành viên HĐQT độc lập;

Bổ sung quy định xử lý việc khuyết người đại diện theo pháp luật, sửa đổi, bổ sung các quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ; sửa đổi, làm rõ nội dung yêu cầu về kiểm toán độc lập;

Sửa đổi, bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu của của các tổ chức tín dụng để thống nhất với pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp…

Đối với của các tổ chức tín dụng là hợp tác xã, dự thảo Luật bổ sung quy định về trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ đối với người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc;

Bổ sung yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, người điều hành của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân; sửa đổi, bổ sung quy định về số lượng thành viên ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân để phù hợp với quy mô của loại hình này.

Cùng với đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các quy định về người có liên quan, sửa đổi, bổ sung quy định những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ; giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của một cổ đông, một cổ đông và người có liên quan để tăng tính đại chúng của của các tổ chức tín dụng cổ phần; bổ sung quyền, nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành của các tổ chức tín dụng;

Bổ sung trường hợp Ngân hàng Nhà nước đình chỉ, tạm đình chỉ chức danh thành viên thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với người không đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện đảm nhiệm chức vụ, vi phạm việc thực hiện các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước theo quy định...

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:38

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.

Nhà sáng lập Ngân hàng ACB, ông Trần Mộng Hùng qua đời ở tuổi 72

Nhà sáng lập Ngân hàng ACB, ông Trần Mộng Hùng qua đời ở tuổi 72

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:33

(CL&CS) - Ông Trần Mộng Hùng là nhà sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Tổng Giám đốc đầu tiên và Chủ tịch HĐQT (1994 - 2008), Thành viên HĐQT (2012 - 2018), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý rủi ro (2018 - 2023), đã từ trần vào ngày 25/4/2024, hưởng thọ 72 tuổi.